Một đời đam mê tranh khắc gỗ

Sơn Tùng - Mai anh Vũ |

Dành trọn cả đời mình để giúp cái nôi hội họa trở nên tinh tế, thăng hoa hơn trong mắt mọi người, họa sĩ Trần Nguyên Đán đã gặt hái không ít những thành công vang dội làm tự hào cho nền nghệ thuật nước nhà hiện nay.

Tìm đến khu phố Khương Trung (Hà Nội), bước vào ngôi nhà đã úa màu của thời gian mới thấy tận mắt sự tỉ mỉ làm nghề của một “’nghệ nhân lão luyện” trong làng tranh khắc gỗ. Dù đã cao tuổi nhưng hàng ngày ông vẫn lấy vẽ tranh làm niềm vui để sống khỏe và yêu thêm cuộc đời này. Đã 15 năm trôi qua kể từ khi nghỉ hưu, ngày ngày ông vẫn âm thầm sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ, cần mẫn vẽ vẽ, khắc khắc. Ít ai biết ông đã 22 năm làm Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với nhiều thành công đã gặt hái được. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Ông sinh ngày 29.10.1941, quê ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp Trung cấp khoá II (1960- 1964) và Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội khoá I (1965 - 1970); hội viên ngành đồ hoạ Hội Mỹ thuật Việt Nam từ 1974. Sau khi ra trường ông công tác tại Vụ Bảo tồn Bảo tàng, Bộ Văn hoá (1971 - 1980); cán bộ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và đã có giai đoạn làm Phó giám đốc (1981- 2003); Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật chuyên ngành đồ hoạ khoá III (1989 - 1994); Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Hội Mỹ thuật Hà Nội (1984 - 1994).

Thế kỷ 19, cùng sự ra đời của những chiếc máy in đầu tiên đã làm sách bằng kỹ thuật in khắc mộc bản thủ công chết dần. Nhìn ra được điều đó, tranh khắc gỗ đã xuất hiện bằng bàn tay tài hoa khéo léo của người nghệ sĩ, làm sống dậy việc in khắc tranh dân gian. Kỹ thuật làm tranh tỉ mỉ, phức tạp đã lọt vào con mắt xanh của nhiều chuyên gia thẩm định nghệ thuật trong và ngoài nước.

Người họa sĩ tài hoa chia sẻ: “Một bức tranh khắc gỗ được đưa đến mọi người thì khó nhất là ở ý tưởng, sao cho cùng một chủ đề mà tạo ra những bản khắc khác nhau mà vẫn liên kết mạch lạc không gây ra khó hiểu cho người cảm nhận. Đó là một điều rất khó. Trước hết tôi sẽ phác thảo các chi tiết trên giấy, sau đó đưa ý tưởng lên mộc bản. Khi phác thảo hoàn chỉnh sẽ dùng giấy than in lên các đường nét lên mặt gỗ. Tiếp đến công đoạn đòi hỏi tính kiên trì của người làm nghệ thuật - khắc gỗ. Hoàn thiện trên bản gỗ sẽ được lăn bằng mực đen trước khi đặt giấy lên in. Tuy nhiên các đường lăn mực phải đảm bảo đều và thật cẩn thận để khi in lên giấy không bị nhòe”.

Hoạ sĩ Trần Nguyên Đán có một phong cách riêng, thuần thục trong việc phác họa bố cục đồng hiện phức tạp cộng với đường nét khắc vẽ tinh tế, được kế thừa từ nghệ thật tranh dân gian Đông Hồ tạo nên vẻ đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống, đại diện cho tranh khắc Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm của ông sáng tác là tranh khắc gỗ với các đề tài lịch sử, phong tục, lễ hội, sinh hoạt, làng nghề, danh lam thắng cảnh.

Năm 1985, tác phẩm của hoạ sĩ Trần Nguyên Đán đã được tặng Giải Nhất Triển lãm 10 năm Nghệ thuật Đồ hoạ Toàn quốc; Giải Ba Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 1994; Giải B Triển lãm Mỹ thuật Khu vực I (Hà Nội) năm 2000; Giải A Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 1985; Bằng khen danh dự Triển lãm Đồ hoạ Quốc tế tại Tiệp Khắc năm 1985. Đặc biệt năm 2007 hoạ sĩ Trần Nguyên Đán đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt II cho các tác phẩm tranh khắc: Chăm học chăm làm - 33x42cm (1975); Nghệ nhân tranh Hàng Trống - 43x41cm (1976); Hội Đền Hùng - 120x100cm (1978)...

Sự tỉ mẩn chăm chút từng nét khắc, đục khắc mộc mạc lại dẫn dắt người xem đi vào câu chuyện nhẹ nhàng gần gũi một cách tự nhiên. Sự tinh tế lồng ghép đưa cái hồn của nét vẽ khi thì hồn nhiên, vui tươi với sắc màu hiện đại, lúc miêu tả hình ảnh gắn liền với nông thôn Việt Nam qua tác phẩm Thành phố hoa phượng đỏ hay nhu nhã với tâm trạng hoài cổ khi miêu tả hình ảnh Quốc tử giám Hà Nội mùa thu, Hội An mùa mưa, Chùa Tây Phương, Chùa Cầu Hội An. Có thể cảm nhận được tâm trạng hồ hởi của ông khi dành đề tài cho các di sản văn hóa của dân tộc như: Quan họ Bắc Ninh, Múa khèn tìm bạn, Nghệ nhân tò he... Tận sâu bên trong từng nét mực, nét khắc là tình yêu thương vô bờ của người nghệ sĩ với quê hương thân thuộc, với người nông dân mộc mạc chân chất mà nhân hậu. Tranh khắc của họa sĩ Trần Nguyên Đán được chia thành nhiều chuyên đề lớn: Phong cảnh, sinh hoạt nông thôn, lễ hội làng nghề, kiến trúc đình chùa, quan họ...; Hà Nội; Huế; Hội An; Dân tộc thiểu số.

Chỉ điểm qua vài nét tranh khắc gỗ của người nghệ sĩ tài hoa “Họa sĩ Trần Nguyên Đán” cũng đủ để công chúng biết đến ông với tâm hồn yêu quê hương tha thiết - người vẽ Hà Nội theo một phong cách rất đặc biệt. Cùng với rất nhiều giải thưởng đã có, đất nước ta thật tự hào khi có một người họa sĩ tiêu biểu thổi hồn vào làng Mỹ thuật Việt suốt từ nửa cuối thế kỷ XX tới đầu thể kỷ XXI.

Họa sĩ Trần Nguyên Đán, quy trình làm tranh khắc gỗ và một số tác phẩm của ông:

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Sơn Tùng - Mai anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Một cách nhìn về Netsuke - Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại

HẢI AN |

Nhân kỷ niệm 45 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, ngày 26.1 vừa qua, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản đã khai mạc triển lãm “Netsuke - Nghệ thuật Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại” tại Hà Nội, với 65 tác phẩm của 64 nghệ nhân. Đến với triển lãm, người xem được chiêm ngưỡng và“thưởng thức bằng cả xúc giác” những tác phẩm thủ công mang đậm phẩm chất của người tạo ra chúng.

“Ngắm giấy” - thấy nhẹ, thấm và thảng thốt

HẢI AN |

Sau 4 năm đóng cửa xưởng tìm tòi “một cách biểu đạt hội họa” cho riêng mình, ngày 3.11 vừa qua, họa sĩ Nguyễn Đức Phương (sinh năm 1982) đã ra mắt triển lãm cá nhân đầu tiên của anh tại Manzi cafe, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội.

Thứ trưởng Vương Duy Biên mở triển lãm công bố hơn 80 tác phẩm hội họa, điêu khắc

Đào Bích |

Triển lãm các tác phẩm nghệ thuật mới của nhà điêu khắc, họa sỹ, NSND Vương Duy Biên sẽ khai mạc vào 16h ngày 19.11, tại thôn Bốt Tép, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.