Nhạc sĩ Trần Quế Sơn: “Cõi quê” mà cũng chính là “Cõi người ta”

MINH THI |

Nhiều người nói nhạc sĩ “Cõng mẹ đi chơi” chơi ngông khi làm một đêm nhạc đầy màu sắc dân gian đương đại - “Cõi quê” vào tối 24.8 tại Nhà hát TPHCM (trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Vĩnh Long) vào thời buổi đến ca sĩ hạng sao cũng ngán ngại làm liveshow. Thế nhưng, con người an nhiên ấy lại nghĩ đơn giản: Vì nhiều người cùng góp sức vào làm, nên anh muốn dựng một cõi âm nhạc và thơ đúng nghĩa tưởng niệm thi sĩ Bùi Giáng.

“Cõi quê” mang âm nhạc đích thực nhưng hẳn sẽ lạc lõng giữa một phố thị sôi động như Sài Gòn, vì sao anh vẫn muốn tạo dựng một không gian đầy “thách đố” như thế?

- Dù ở thời đại nào thì âm nhạc và thơ ca cũng vẫn có nhiều sáng tạo và mang lại giá trị lớn. Thế nên tôi nghĩ, việc mình mình cứ làm chứ không màng đến chuyện bao nhiêu người sẽ nghe. Bằng chứng là thơ Bùi Giáng cả nửa thế kỷ nay mà độc giả vẫn yêu thích, và nửa thế kỷ sau cũng thế.

Làm liveshow là một cuộc chơi cực tốn kém, vì sao anh chịu chơi?

- Có nhiều người chung tay vào làm chương trình này. Đây không phải là đêm nhạc có người tài trợ mà là đêm nhạc thể hiện tấm lòng của những người yêu nghệ thuật, yêu thích thơ văn Bùi Giáng, để có một đêm nhạc thực sự có chất cho đời sống văn nghệ.

Xin anh tiết lộ những bài hát mới sẽ trình làng dịp này?

- Bên cạnh “Tre Việt Nam”, “Cõng mẹ đi chơi”, “Dùi chiêng”, “Yêu cái mặn mà”, “Thôn nữ”, “Nghìn buổi chiều”, “Cắt tóc”..., còn có những bài mới như “Con rùa”, “Nàng tiên của đời anh”, “Hạt sương và cọng cỏ”. Riêng bài “Hạt sương và cọng cỏ” sẽ là bài hát tôi nghĩ được giới trẻ thích, bằng chứng là có 3 ca sĩ “tranh” nhau hát bài đó.

Phong cách âm nhạc của Trần Quế Sơn khá mê hoặc, vừa dân gian, vừa hiện đại, đảo ngược, vừa mê hoặc...

- Là dân học viện nên phải tạo ra nhiều cái mới lạ, nhưng nghe đi nghe lại có thể thấy tính nhất quán ở hình tượng văn học, chất liệu dân gian được hiện đại hóa. Mới nghe 2 bài tưởng khác phong cách, người viết, nhưng nếu nghe riêng một Trần Quế Sơn thì vẫn thấy chung một tác giả.

Vì sao âm nhạc của anh khá hiện đại mà lại lấy chủ đề là “Cõi quê”?

- Làng quê, thiên nhiên đã đi vào âm nhạc của tôi. Và tôi nghĩ rằng văn nghệ sĩ nào cũng có một điểm xuất phát sơ nguyên là những cảm xúc chân thành từ ban đầu, thì cái đó gọi là cõi quê. Khi cảm xúc người viết và người nghe có sự đồng cảm với nhau thì họ có cõi lòng chung với nhau, cõi quê chung. Tôi không dám nói về cõi quê chung của những người tài hoa, mà thường nói về cảm xúc thực của mình về những hình ảnh thân thương của tuổi thơ.

Phổ thơ Bùi Giáng không dễ, anh làm sao vượt qua trở ngại đó?

- Tôi phổ thơ Bùi Giáng không chỉ vì mê thơ ông, mà cảm kích từ chính cuộc đời thi sĩ, từ tư tưởng của ông. Hình ảnh cuộc đời ông còn hay hơn cả thơ của ông. Thơ Bùi Giáng rất đỉnh và khúc thức rất chặt, nếu phổ mà không viết thêm lời hay cắt bỏ đi thì sẽ thành hát thơ. Đôi khi, tôi chỉ dùng vài ý thơ của ông, rồi viết tiếp, nên dùng từ cảm thơ Bùi Giáng là vậy.

Trong ca khúc “Nghìn buổi chiều” - một trong những ca khúc hay phổ thơ Bùi Giáng, có cảm giác thơ Bùi Giáng và những ca từ anh viết thêm vào ca khúc rất hòa quyện với nhau...

- Hai câu đầu của Bùi Giáng: “Em ngó buổi chiều chiều buồn có phải/Buồn cũng la đà mắt lệ ngàn mây”, còn hai câu sau tôi viết tiếp: “Bờ tim máu đã mỏi mòn sóng dậy/chết vì mùi hương của cánh hoa đưa”...

Làm nhạc, với anh là cho chính mình, cho những cảm nhận về đời sống, hay vì một lẽ gì khác?

- Tôi không quan tâm đến hào quang hoặc sự nổi tiếng, tôi chỉ biết sáng tác âm nhạc cho hay để hát chơi, để cống hiến ca khúc cho nền tân nhạc dân tộc mình. Âm nhạc của tôi khơi gợi cho mọi người yêu quê hương, yêu dân tộc, yêu con người và sống hồn nhiên. Tôi luôn tìm thấy những đề tài lạ, giàu tính nhân văn, triết lý sống... để gởi gắm vào các tác phẩm của mình. Đó cũng là lý do các ca khúc của tôi ít nổi tiếng rầm rộ, nhưng khi thính giả đã cảm nhận được thì sẽ yêu thích bền lâu. Các ca khúc như "Tình quê", "Yêu cái mặn mà", "Cõng mẹ đi chơi", "Tre Việt Nam", "Dùi chiêng"... cũng đã sống gần 20 năm đấy thôi.

Xin cảm ơn anh.

Trần Quế Sơn tốt nghiệp chính quy Khoa Sáng tác tại Nhạc viện TPHCM. Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Anh đã phát hành 6 album: Saigon Twist, Vì anh đấy thôi, Thôn nữ, Một thời dấu yêu, Cõng mẹ đi chơi, Tình ca Quảng Nam... Một số ca khúc tiêu biểu như "Tre Việt Nam", "Cõng mẹ đi chơi", "Tình quê", "Khi một mình", "Yêu cái mặn mà", "Em gái quê mình", "Lì xì nhé", "Dùi chiêng"...

MINH THI
TIN LIÊN QUAN

Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Ông Vũ Văn Hạnh (54 tuổi), Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) vừa bị khởi tố, bắt tạm giam.

Mục sở thị phố ẩm thực Hàn Quốc ngay giữa Hà Nội

Linh Boo |

Ghé khu K-Town ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), du khách có thể thưởng thức ẩm thực tại những quán ăn chuẩn vị Hàn Quốc, và đứng “đâu cũng có ảnh đẹp”.

Tất cả mẫu nước sau vụ vỡ đập thải ở Bắc Kạn đều không đạt

Việt Bắc |

10/10 mẫu nước lấy tại Tuyên Quang xét nghiệm sau vụ vỡ đập bùn thải của Công ty Kim loại màu Bắc Kạn đều không đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt.

Thông tin chính thức vụ thân mật trong lớp học ở Long Biên

KHÁNH AN |

Hà Nội - Đại diện Sở GDĐT Hà Nội cho biết, cô giáo xuất hiện trong clip ở Long Biên ít kinh nghiệm quản lý lớp học và xử lý các tình huống xảy ra còn non kém.

CLB Hoàng Anh Gia Lai bị Đà Nẵng cầm hòa trên sân khách

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai chỉ có 1 điểm sau trận hòa 1-1 trước SHB Đà Nẵng trên sân Hòa Xuân tại vòng 4 LPBank V.League 2024-2025 tối 3.10.

Giải cứu bé 5 tuổi bị đối tượng tâm thần dùng dao kề cổ

Tô Công |

Phú Thọ - Lực lượng Công an huy động nhiều cán bộ, chiến sĩ để giải cứu cháu bé 5 tuổi bị người đàn ông tâm thần dùng dao khống chế.

Bám trụ giữa bom rơi đạn lạc ở miền nam Lebanon

Bùi Đức |

Trong bối cảnh hàng nghìn người dân phải di tản vì chiến tranh khốc liệt ở miền nam Lebanon, vẫn có một người đàn ông ở lại để cưu mang những con vật bị bỏ rơi.

Bất cập thi học sinh giỏi cấp trường ở chuyên Lam Sơn

Xuân Hùng |

Thanh Hóa - Thay vì lên kế hoạch, công khai trước khi thi chọn học sinh giỏi cấp trường thì Trường chuyên Lam Sơn lại thực hiện theo kiểu "tiền trảm hậu tấu".