Nơi trú ngụ tâm hồn

Nhà thơ Vi Thùy Linh chọn và giới thiệu |

Tổ, nơi cư ngụ của chim, được dùng làm biểu tượng cho ngôi nhà mà con người thời đại nào cũng mong muốn có: Tổ ấm.

Gia đình, dù đủ đầy hay thiếu khuyết, cũng là nơi cho người ta thấy an lành nhất, ít nhất trong cảm giác được là mình hoặc được khao khát thanh bình.

Gia đình, còn là bảo tàng của nhiều hồi tưởng, ký ức của các thế hệ mà sự kỳ diệu là có những mạch cộng cảm với quê hương, dù nông thôn, miền núi hay đô thị, theo mạch chuyển động của đất nước, thời đại.

"Nhân chứng" thiêng liêng ấy là vòng tay của người ruột thịt đón chúng ta trở về. Bất cứ số phận nào cũng có quyền được khát vọng và dựng xây gia đình hạnh phúc.

Thơ luân lưu tình yêu đó.

BỨC CHÂN DUNG
(tác giả: TRẦN MAI HƯỞNG)

Lần ấy khi tôi chụp ảnh
Chân dung mẹ giữa ngày thường
Mẹ thay bộ đồ lao động
Vào nhà vấn tóc soi gương

Mẹ hiểu điều tôi không nói
Một tấm ảnh cho mai sau
Căn bệnh hiểm nghèo gặp phải
Thời gian mẹ không còn nhiều

Mẹ nâng tấm áo dài đẹp
Trong tủ, vẫn để góc riêng
Chuỗi hạt từ thời con gái
Lâu lắm mới lục ra đeo

Hiên nhà mẹ ngồi thanh thản
Gương mặt nhẫn nại dịu hiền
Ánh mắt khoan dung nhân hậu
Dáng người tự tại an nhiên

Bức ảnh mẹ tôi lần cuối
Cái nhìn gửi lại cháu con
Rất nhiều yêu thương sâu nặng
Mãi lưu, khi mẹ không còn...

6.2024

NẮNG TỎA CHIỀU NAY ĐÔI BỜ CÁCH TRỞ...
(tác giả: NSND HOÀNG CÚC)

Nắng chiều nay nắng giờ đã tắt!
Người chị tôi hồn vía gửi chùa
Con chim gáy đồng xa không còn nữa
Nhưng mùa màng rơm rạ cháy tháng Tư

Ai lạc bước tuổi thơ bên sông nước
Nương dâu xưa hoa cưới xám mái đầu
Môi ướp nắng tân hôn trầu cưới hỏi!
Một trận đòn tan cả mộng ươm con...

Nương thân xác vào câu ca cũ
Những đêm rơi tơi tả lá sân chùa
Chùa Phố Hiến đan hoa vàng ngơ ngác
Rớt xuống hồ xơ xác lại khua đi...

Hai lần sống được yêu... hai lần chết!
Hết một đời quả phụ! Tiếc Yến Phi
Cung nhà Hán mộng ghì thanh xuân hết
Neo cửa chùa, an trú cũng neo đi

Ngày nắng hạn vài ba bà bạn
Đêm về khua tiếng rít thạch sùng
Cười ha hả dăm ba chén tửu
Hít hơi thơm Cotab gọi trăng chiều

Đời hư thực... chất chồng hiu quạnh
Bữa cơm buồn chỉ nhịp phách vui reo
"Nắng tỏa chiều nay"* ngày đã tắt
Đôi bờ nghèo gọi lại tiếng ai theo!

An yên nhé chị ơi, trời đã đặt
Ngủ giấc thôi ủ nắng ấm bên mình
Hoa có ngát mai tàn đâu xanh được!
Hóa thân vào mây trắng chị yêu...

6.2024

*Chị gái Hoàng Đông hay hát bài "Xa khơi" của Nguyễn Tài Tuệ (sáng tác năm 1962).

CHA TÔI
(tác giả: NGUYỄN VĂN LẠNG)

Nơi ông sinh ra đồng trắng nước trong
Khê úng bốn mùa cánh cò xơ xác
Ông đi qua hai cuộc chiến
Áo lính sờn vai, đạn thù rách - vá
Mấy mươi năm phong trần, con thương cha quá!
Đời không một phút bình yên
Nay về già vào với Tây Nguyên
Sống với cháu con, cùng những người đồng đội
Tóc bạc trắng phau, má xám đồi mồi
Dấu tích thời gian, dị tích chiến tranh...
Đọng lại làn môi luôn mím chặt
Nỗi khổ chẳng buồn phai trên khuôn mặt
Còn lắng sâu đôi mắt đục mờ
Lắm khi ông ngồi lặng hàng giờ
Để chiêm nghiệm những cảnh đời nghịch lý
Đánh Pháp xâm lăng rồi đuổi Mỹ
Chẳng giặc nào khó như giặc hôm nay
Một hớp rượu quê không đủ để say
Đủ hồi ức vì tháng năm quá khứ
Đồng đội, con trai không về...
Bao đêm ông mất ngủ...
Ông tự tạc tượng mình đọ sức thời gian
Lại một lần vật lộn với gian nan
Như người lính lần thứ ba ra trận
Không phải hy sinh mà cho chân lý ở đời
Cảm ơn người - người lính cha tôi!
Cho tôi sống, để rồi cảm nghiệm.

6.2024

NHỮNG ĐỨA CON TỪ SINH
(tác giả: HOÀNG CHIẾN THẮNG)

Trên đó, em thấy không
Bầy con mình đang hát
Chúng hồn nhiên như cỏ cây
Chúng say sưa vũ điệu của bầy nộc nà, nộc niệc*
Những cơn mơ vân sóng bồng bềnh

Bầy con mình
Từ đồi thấp đi lên
Từ núi cao bước xuống
Tên Ẳng, tên Mường, tên Pò...
và biết bao tên chúng mình không nhớ được
Những con nước dữ dằn chúng mình cố quên
Những câu hát
hát mãi thành quen
đến ngày lạ giọng
Bầy con mình say sưa như đã từ sinh...

Bầy con mình
Là linh của đất
Là khí của trời
Là hồn của núi
Là mềm mại của suối
Là bao ngày chúng mình đắm đuối yêu say
Giờ hoan ca trên đỉnh mây
Rồi tan trở vào như sương
Rồi tan trở vào như hương
Để nồng lên những bàn tay ấm...

Bầy con mình
Dạy mình tập nói
Dạy mình tập nghe
Và tập thở
những yêu thương
lan khắp trong người

Kìa!
Bầy con mình
Và vũ điệu nộc nà, nộc niệc
Những cơn mơ vân sóng bồng bềnh...

*Loài chim Phượng đất và điệu múa Nộc niệc của người Tày vùng Bắc Kạn trong ngày lễ Tết.

MẸ GÁNH ƯỚC MƠ
(tác giả: PHAN HOÀNG)

Mẹ quảy mẹ chạy
cắc bụp cắc đùng
người ngã sau lưng
người chúi trước mặt

Tuổi thơ tôi trên thúng gióng tản cư
mẹ gánh ước mơ chạy qua mùa loạn lạc
tiếng khóc con thơ
mạnh hơn
tiếng gầm đại bác

Những con đường loang lổ hố đen
sông suối lềnh bềnh ngầu đỏ máu tươi
biển thét gào lớp lớp sóng trào chia lìa tình mẫu tử

Bước mẹ đè gió nam cồ
lướt mềm sỏi đá nhấp nhô triền núi
giải độc vạt rừng giãy giụa da cam
an ủi ruộng nương um tùm cỏ dại

Bàn chân trần rễ tre tóe máu
thúng gióng gió đánh hụt hơi
mẹ đặt con ngồi dưới hố bom khét bầm thân đất
ngoái cổ ngóng về đồng làng tan hoang mồ mả ông bà

Gỡ nón quạt mùi bom
bóng mẹ che tầm đạn
âu yếm con mẹ khóc
bập bẹ mẹ con cười
nụ cười con thơ
mạnh hơn
tiếng gầm đại bác
nụ cười gieo vào lòng mẹ hạt giống hy vọng
đồng làng bình yên gặt những mùa sau...

Nhà thơ Vi Thùy Linh chọn và giới thiệu
TIN LIÊN QUAN

Gia đình công nhân trong nhịp sống công nghiệp

Hà Thanh Vân |

Gia đình luôn được coi là một thiết chế quan trọng của xã hội, là môi trường để hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục con người.

Chuyện về những mái ấm của cán bộ dân số

Thùy Linh |

Những ngày tháng qua, hàng vạn cán bộ dân số trên khắp cả nước vẫn đang chịu đựng những bất bình đẳng trong chính nơi làm việc, do chính nghề nghiệp có hai chữ “dân số” của mình mang lại. Họ không chỉ đối mặt với những khó khăn trong công việc, mà hàng ngày những áp lực công việc đó lại theo họ về dưới mỗi mái nhà, khiến những nỗi buồn mênh mang hơn bao giờ hết.

Hạnh phúc là được nấu từng bữa ăn cho con

Linh Nguyên |

Hạnh phúc của tôi là mỗi sáng thức dậy được bận rộn lo đồ ăn sáng cho con rồi đi làm” - chị Nguyễn Thị Thu Hiên, công nhân một công ty sản xuất linh kiện điện tử tại Khu công nghiệp Thăng Long chia sẻ như vậy khi được hỏi mong ước gì vào Ngày gia đình Việt Nam.

Bị thu hồi, trung tâm nông nghiệp ngang nhiên tập kết quặng

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Hoạt động kém hiệu quả, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TP Thái Nguyên thành bãi chứa quặng, vật liệu xây dựng.

Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, nông dân mất trắng hàng tỉ đồng

Minh Thương |

Hà Nội - Sau bão lũ, hàng loạt hộ dân tại làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ) mất trắng cả vườn đào ươm cho vụ Tết, thiệt hại hàng tỉ đồng.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Một số tỉnh cho học sinh nghỉ học tránh bão

NHÓM PV |

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ chịu ảnh hưởng đã cho học sinh nghỉ học để tránh bão.

Gia đình công nhân trong nhịp sống công nghiệp

Hà Thanh Vân |

Gia đình luôn được coi là một thiết chế quan trọng của xã hội, là môi trường để hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục con người.

Chuyện về những mái ấm của cán bộ dân số

Thùy Linh |

Những ngày tháng qua, hàng vạn cán bộ dân số trên khắp cả nước vẫn đang chịu đựng những bất bình đẳng trong chính nơi làm việc, do chính nghề nghiệp có hai chữ “dân số” của mình mang lại. Họ không chỉ đối mặt với những khó khăn trong công việc, mà hàng ngày những áp lực công việc đó lại theo họ về dưới mỗi mái nhà, khiến những nỗi buồn mênh mang hơn bao giờ hết.

Hạnh phúc là được nấu từng bữa ăn cho con

Linh Nguyên |

Hạnh phúc của tôi là mỗi sáng thức dậy được bận rộn lo đồ ăn sáng cho con rồi đi làm” - chị Nguyễn Thị Thu Hiên, công nhân một công ty sản xuất linh kiện điện tử tại Khu công nghiệp Thăng Long chia sẻ như vậy khi được hỏi mong ước gì vào Ngày gia đình Việt Nam.