Sợi vải trên mây cao

Dương Quốc Bình |

“Con gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu; Vợ giỏi mấy không biết làm lanh cũng tồi”. Dệt vải lanh không chỉ là công việc truyền thống mà còn là tiêu chí đánh giá đức hạnh người phụ nữ Mông.
Ðể hoàn thành một sản phẩm từ lanh phải mất vài tháng, thậm chí cả một nãm ròng, trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ và nhiều công đoạn khó, đòi hỏi sự nhẫn nại, bền bỉ của người phụ nữ từ khâu trồng lanh, thu hoạch, phõi khô, bóc vỏ, se sợi, lên khung, dệt vải, nhuộm chàm... Vì thế, dệt lanh được xem như một tiêu chí đánh giá đức hạnh ngýời phụ nữ Mông và cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến cách chọn vợ của chàng trai Mông. Lâu nay người Mông vẫn truyền tai nhau câu nói: “Con gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/ Vợ giỏi đến mấy không biết thêu lanh cũng tồi”.

 

Sản phẩm thủ công này là kết quả của quá trình gồm 21 công đoạn. Hai tháng sau khi gieo hạt là lúc có thể thu hoạch. Lanh sau đó mang phơi khô để chế biến thành sợi. Đôi tay người phụ nữ tách vỏ cây cẩn thận để các sợi lanh đều nhau về độ dày và chiều dài. 

 

Đôi bàn tay hơn 50 năm kinh nghiệm của cụ Giàng Tạo Mạnh vẫn dệt, tách, nối hàng ngày. Năm nào cũng như năm nào, cụ Giàng Tạo Mạnh luôn dệt đủ 100m vải. Dù làm cả đời nhưng gần đây mới bán được vải, cụ bảo: “Người nước ngoài thích mua vải ở đây vì không pha màu, họ thích vì nó tự nhiên hoàn toàn”. 
06: Chị Giàng Tả Mẩy mắc các sợi lanh vào khung quay cho chúng xoắn lại thành từng cuộn. Vùng đất Lùng Tám này cũng nhờ có nghề dệt lanh mà chị Mẩy cùng bao bà con khác được cải thiện đời sống. HTX Lùng Tám đến nay đã có hơn 130 xã viên, người thu nhập ít nhất cũng 3 triệu đồng/tháng, ai tay nghề cao hơn thì có thể lên đến 6 triệu đồng/tháng. Nhiều người đã có công ăn việc làm, cải thiện đời sống và dần thoát nghèo như Mẩy. Bà Vàng Thị May, Chủ nhiệm HTX mong muốn có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn để có thể mở các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề và trang thiết bị cho các xã viên ở khu vực heo hút. 

 

Ẩn mình trên mây cao sau dòng sông Tráng Kìm êm đềm, xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang) đang từng bước vươn lên thoát nghèo bằng chính nguồn lực thế mạnh sẵn có của địa phương. Dệt vải lanh vốn là nghề truyền thống, lâu đời của dân tộc Mông và đã được phục hồi, không chỉ tạo việc làm cho người dân trong xã, mà còn là điểm thu hút du khách khi đến với Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn.

 

Phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, độ bền cao và mang ý nghĩa tâm linh khiến cho vải lanh trở thành biểu tượng của người Mông. Theo quan niệm, người con gái Mông khi đi lấy chồng phải mang theo một bộ váy áo tự dệt. Vào những ngày cúng, giỗ, lễ, tết, vải lanh là vật không thể thiếu. Người Mông cho rằng, vải lanh có thể gắn kết con người với thế giới tâm linh và sợi lanh sẽ dẫn đường cho người chết về với tổ tiên.

 

Dương Quốc Bình
TIN LIÊN QUAN

Cô học trò nghèo dân tộc Mường đạt kỳ tích 2 điểm 10 môn lịch sử và địa lý

Bích Hà |

Đinh Ngọc Thảo - học sinh dân tộc Mường - đã lập nên kỳ tích, khi cùng lúc đạt 2 điểm 10 môn lịch sử và địa lý. Không chỉ trở thành thí sinh đạt điểm cao nhất ở tỉnh Hòa Bình, cô học trò nghèo cũng đang là thí sinh có điểm 3 môn khối C cao nhất cả nước (Lịch sử: 10, Địa lý: 10; Văn: 8,75).

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc miền núi giảm

Huyên Nguyễn |

Chiều 16.5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2012-1016 và ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2107-2021.

Quảng Nam: Đào tạo nghề may cho hơn 300 con em dân tộc ít người

Phước Bình |

Ngày 26.4, tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra buổi lễ bế giảng các lớp nghề may công nghiệp và cấp chứng chỉ cho 74 học sinh là người dân tộc thiểu số huyện Nam Giang.

Đắp chiếu cả thập kỉ, nhà máy ôtô Thái Nguyên chờ khai tử

Việt Bắc |

Nhà máy ôtô Vinaxuki Thái Nguyên vốn đầu tư trên 130 tỉ đồng bị bỏ hoang, đắp chiếu cả thập kỉ qua gây lãng phí tài nguyên đất.

"Mất oan" 85 tỉ đồng vì sai phạm của Nhà xuất bản Giáo dục

Lam Duy |

Các sai sót, vi phạm tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khiến phụ huynh học sinh phải mua sách giáo khoa với giá cao hơn tới 85 tỉ đồng.

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Cô học trò nghèo dân tộc Mường đạt kỳ tích 2 điểm 10 môn lịch sử và địa lý

Bích Hà |

Đinh Ngọc Thảo - học sinh dân tộc Mường - đã lập nên kỳ tích, khi cùng lúc đạt 2 điểm 10 môn lịch sử và địa lý. Không chỉ trở thành thí sinh đạt điểm cao nhất ở tỉnh Hòa Bình, cô học trò nghèo cũng đang là thí sinh có điểm 3 môn khối C cao nhất cả nước (Lịch sử: 10, Địa lý: 10; Văn: 8,75).

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc miền núi giảm

Huyên Nguyễn |

Chiều 16.5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2012-1016 và ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2107-2021.

Quảng Nam: Đào tạo nghề may cho hơn 300 con em dân tộc ít người

Phước Bình |

Ngày 26.4, tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra buổi lễ bế giảng các lớp nghề may công nghiệp và cấp chứng chỉ cho 74 học sinh là người dân tộc thiểu số huyện Nam Giang.