Sự trở lại của áo dài ngũ thân: Hy vọng Việt Nam có quốc phục truyền thống

Lê Hồng Quang |

Trong các ngày 20 - 22.11.2020, Trung tâm giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội địa chỉ 50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã diễn ra hàng loạt các sự kiện nhân 15 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Nổi bật lên là Hội thảo trang phục áo dài truyền thống và thu hút đông công chúng đến xem nhất là trình diễn áo dài nam ngũ thân truyền thống của Việt Nam.

Hoạt động do Ban quản lý phố cổ Hà Nội và Nhóm Đình làng Việt tổ chức mục đích bảo tồn và phát huy áo dài nam ngũ thân truyền thống với hy vọng Việt Nam sẽ có quốc phục chính thức từ chiếc áo dài ngũ thân.

Áo dài nam ngũ thân truyền thống là gì?

Tại sao lại gọi là áo dài nam ngũ thân truyền thống? Câu trả lời đã có một phần trong tên gọi của chiếc áo. Mẫu áo này đã có tuổi đời hàng trăm năm, từ thời nhà Nguyễn nên đương nhiên mẫu áo này là truyền thống. Chiếc áo có chiều dài quá gối che gần hết chiều cao cơ thể, thậm chí áo còn dài hơn quần nên đương nhiên là áo dài. Áo dài ngũ thân rất khác với chiếc áo dài chúng ta vẫn thấy bao lâu nay. Mẫu áo dài ngũ thân được khâu ghép lại từ năm miếng vải được gọi là năm thân hay ngũ thân. Lưng áo gồm hai thân áo khâu ghép dọc từ gáy xuống gấu áo. Phía trước cũng có hai thân khâu ghép dọc từ cổ xuống gấu áo dưới gối. Thân áo thứ năm được may phía trong bên phải cũng có chiều dài từ cổ xuống gấu áo. Cách khâu áo từ năm thân vải được gọi là áo ngũ thân, rất khác với chiếc áo dài hiện nay khi thân thứ năm bị thu nhỏ lại bằng bàn tay.

Áo dài nam ngũ thân truyền thống bên áo dài nữ hiện đại.
Áo dài nam ngũ thân truyền thống bên áo dài nữ hiện đại.

Hình ảnh chiếc áo dài không còn xa lạ mấy với người Việt Nam nhưng như lời phát biểu của anh Nguyễn Phúc Tôn Thất Trung Điền – cháu 14 đời của chúa Nguyễn Phúc Nguyên thì khi google “áo dài Việt Nam” thì chỉ tìm được các đường dẫn có hình ảnh nữ mặc áo dài. Hình ảnh người nam giới mặc áo dài rất khó tìm kiếm, chỉ thấy trong các liền anh quan họ hoặc các nhà tu hành đạo Phật. Mẫu áo mà Hội thảo trang phục áo dài truyền thống là hướng tới áo dài dành cho nam giới. Mẫu áo dài này nguyên gốc từ xưa thời nhà Nguyễn đều dùng cho cả nam và nữ mặc nhưng để phân biệt rõ hơn với chiếc áo dài thiếu nữ Việt Nam thường xuất hiện lâu nay. Các chi tiết này dẫn đến một tên gọi khá dài: “áo dài nam ngũ thân truyền thống”.

Hy vọng về Quốc phục Việt Nam

Chiếc áo dài ngũ thân gắn bó với dân tộc Việt Nam từ rất lâu và trải qua nhiều triều đại đến thời nhà Nguyễn, chiếc áo dài ngũ thân dùng cho cả nam và nữ. Cho đến khi người Pháp vào Đông Dương mang theo quần Âu, áo sơ mi, comple và tạo ra cả phong trào Âu hóa trong thời trang. Đàn ông Việt Nam dần chọn cho mình giày da, quần Âu, áo sơ mi, veston, để tóc ngắn và thực sự trang phục này thuận tiện hơn rất nhiều trong mọi sinh hoạt hàng ngày từ công sở tới gia đình – xin được gọi tắt là trang phục Âu. Trang phục Âu được người Việt Nam đón nhận và sử dụng cho tới tận ngày nay, nó mạnh tới mức thay thế toàn bộ áo dài ngũ thân truyền thống và làm lu mờ áo dài ngũ thân khiến cho rất nhiều người không biết áo ngũ thân là gì.

Trong suốt mấy chục năm qua, thi thoảng người ta vẫn thấy chiếc áo dài ngũ thân truyền thống xuất hiện gắn với các liền anh quan họ, trong một vài tiết mục âm nhạc cổ truyền nhưng không chắc có phải áo dài ngũ thân như đã miêu tả không. Trong lễ diễu hành kỷ niệm Quốc khánh vào năm 1990, nhạc sĩ Lê Thanh Bảo đã bận trang phục áo dài ngũ thân đi trong đoàn diễu hành của Bộ Văn hóa, khi đó đã có nhiều tiếng trầm trồ “quốc phục, quốc phục”. Thế rồi, bẵng đi gần ba mươi năm chiếc áo dài nam xuất hiện trở lại trong nhiều tiết mục ca nhạc trên truyền hình, tại các lễ hội nhưng với hình thức rất khác mà trong Hội thảo mới vỡ lẽ ra rằng đó là áo dài kiểu Ấn Độ.

Nhiều ý kiến cho rằng chiếc áo dài bất tiện trong sinh hoạt nhưng nhà tu hành Thích Chí Minh đã khẳng định áo ngũ thân rất thoải mái, không vướng víu và bản thân nhà sư mặc áo dài ngũ thân hàng ngày. Ý kiến của nhà sư là muốn phát triển rộng rãi áo dài ngũ thân để mọi người mặc áo hàng ngày thì phải tìm cách hạ được giá thành bởi một bộ áo dài ngũ thân hiện nay có giá từ hai triệu trở lên. Nó cần tìm được chất liệu, cách may làm sao để giá chỉ còn tiền trăm, không phải tiền triệu thì học sinh, sinh viên mới có thể sắm cho mình để diện vào mỗi thứ hai chào cờ nếu nó trở thành Quốc phục.

Áo dài ngũ thân truyền thống dành cho cả nam và nữ, không phân biệt.
Áo dài ngũ thân truyền thống dành cho cả nam và nữ, không phân biệt.

Nói kỹ hơn một chút về áo ngũ thân, chiếc áo tu hành của nhà sư Thích Chí Minh cũng là áo ngũ thân nhưng các mặc theo truyền thống sẽ có thêm một lớp áo trắng bên trong. Chiếc áo trắng mặc trong cũng may ngũ thân, chỉ khác thân thứ năm sẽ may ngắn hơn chỉ ngang thắt lưng. Bốn thân còn lại cùng tay áo và cổ áo sẽ may dài hơn, tà rộng hơn chiếc áo ngũ thân màu mặc bên ngoài. Khi bận hai lớp áo như vậy sẽ tạo ra một viền lé trắng ở cổ áo, cổ tay, vạt gấu áo. Cách ăn vận áo dài ngũ thân 2 lớp trong trắng ngoài màu này lại chỉ dành riêng cho đàn ông và nó trở thành nét tinh tế, sang trọng.

Có ý kiến cho rằng áo dài ngũ thân Việt Nam đã tiếp nhận từ châu Âu cách mặc comple bên ngoài, áo sơ mi trắng ở trong để lộ cổ trắng và tay áo lộ chút trắng. Cách mặc này vừa đẹp lại vừa tiện lợi, chiếc áo ngũ thân màu bên ngoài sẽ không bị dính vào cơ thể tạo ra sự tiện lợi và đặc biệt làm cho chiếc áo dài ngũ thân nam truyền thống trở nên sang trọng và rất lịch lãm và tinh tế hơn rất nhiều. Một nét tiếp thu nữa cũng bắt đầu xuất hiện từ khi người Pháp vào Việt Nam là đôi giày da đen của người đàn ông. Đàn ông Việt Nam mặc áo dài ngũ thân với đôi giày da đen khiến cho bộ áo dài không chê vào đâu được. Theo nhà nghiên cứu – họa sĩ Trịnh Bách thì áo dài ngũ thân truyền thống là để mặc lót trong những dịp đặc biệt. Hàng ngày sẽ mặc áo ngũ thân, khi có Lễ sẽ khoác áo lễ ra ngoài. Họa sĩ Trịnh Bách đưa ra những thông tin cực kỳ quan trọng như chiếc áo dài mà Nam Phương Hoàng Hậu mặc chụp ảnh mọi người vẫn thấy lâu nay không phải áo dài truyền thống Việt Nam. Và thông tin quan trọng hơn ông đưa ra là chiếc áo dài ngũ thân truyền thống của Việt Nam đã có quốc gia khác công bố là quốc phục của họ mấy chục năm nay.

Một chi tiết được khá nhiều người nhắc đến trong Hội thảo là ông cha ta chọn chiếc áo dài ngũ thân là để che đi khiếm khuyết về thân thể của người Việt. Một vài “học giả” nói người Việt Nam lưng dài, chân ngắn, bụng phệ và vừa nói vừa phưỡn bụng để khẳng định áo dài ngũ thân che được các khuyết điểm này. Nhận định này rất võ đoán, vô căn cứ và cực kỳ thiển cận vì các “học giả” này đã nhìn cái đẹp theo các nhìn của năm 2020. Quan niệm về đẹp vốn thay đổi theo từng thời gian. Chỉ trong vài chục năm trở lại đây, thế nào là đẹp đã thay đổi liên tục. Các cụ thường chọn con dâu lưng cong như chữ gụ (chữ tượng hình) và miệng nhỏ nhưng các cô hoa khôi hoa hậu thì đều lưng thẳng, miệng rộng. Quan niệm đẹp về đàn ông thì trước kia là béo đỏ bụng tròn, còn nay thì cao đậm, bụng thon. Và ông cha ta nghĩ ra áo dài ngũ thân để đẹp hơn chứ không phải để che đi dáng xấu của người Việt.

Áo dài nam ngũ thân trở lại vài năm gần đây phải kể đến công lao rất lớn của một nhóm có tên Đình Làng Việt do họa sĩ Nguyễn Đức Bình làm trưởng nhóm. Họ đã đi tìm các nghệ nhân chuyên khâu áo dài cổ, tìm làng nghề dệt vải, hỗ trợ những người yêu thích áo dài truyền thống từ địa chỉ mua vải với giá ổn định đến cách vấn khăn sao cho đúng. Nhóm Đình Làng Việt đã tổ chức rất nhiều chương trình với mục đích tôn vinh áo dài nam truyền thống và mong muốn ngày càng có nhiều người biết, lựa chọn áo dài nam truyền thống mặc trong những dịp quan trọng thay cho Âu phục.

Đêm 22.11, ngay tại 50 Đào Duy Từ, một chương trình mang tên “Chuyện Phố” với có công sức đóng góp của nhóm Đình Làng Việt và người lên phát biểu khai mạc là Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Trưởng Ban quản lý phố cổ đã vận một bộ áo dài nam ngũ thân truyền thống vô cùng đẹp và hợp cảnh. Tất cả đều thấy áo dài nam ngũ thân truyền thống rất đẹp và hoàn toàn phù hợp với trong các nghi lễ không chỉ về lĩnh vực văn hóa. Điều này làm tăng thêm hy vọng cho những người yêu thích áo dài nam truyền thống sẽ sớm trở thành Quốc phục Việt Nam.

Lê Hồng Quang
TIN LIÊN QUAN

Bruno lại thẻ đỏ, Man United hòa kịch tính trước Porto

tam nguyên |

Harry Maguire đã cứu nguy cho Man United và huấn luyện viên Erik ten Hag ở trận đấu trên sân Porto.

Giáo viên trẻ cần đủ thời gian tiếp cận tình huống thực tế

Vân Trang - Việt Anh |

Clip cô giáo thân mật với nam sinh ở Hà Nội đang khiến dư luận xôn xao và đặt ra câu hỏi về cách hành xử giữa giáo viên và học trò.

Cần thêm mức phạt với tài xế đưa đón học sinh sai quy định

Phương Anh - Hương Mơ |

Theo nhiều chuyên gia, việc áp dụng xử phạt với các tài xế chở xe đưa đón học sinh sai quy định sẽ có hiệu quả hơn nếu cân đối về các mức phạt phù hợp.

Doanh nghiệp ráo riết xử lý nợ trái phiếu

Lục Giang |

Các tổ chức ráo riết xử lý nợ trái phiếu bằng cách bán tài sản, chuyển nhượng vốn góp, gia hạn trái phiếu để giãn, hoãn áp lực trả nợ.

Ngó lơ biển cấm, dân vi phạm nhan nhản tại nút giao ở Hà Nội

Tô Thế - Thanh Huyền |

Nút giao Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Cơ Thạch (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có biển cấm đi thẳng, rẽ trái nhưng nhiều người dân ngó lơ.

Mục sở thị phố ẩm thực Hàn Quốc ngay giữa Hà Nội

Linh Boo |

Ghé khu K-Town ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), du khách có thể thưởng thức ẩm thực tại những quán ăn chuẩn vị Hàn Quốc, và đứng “đâu cũng có ảnh đẹp”.

Tất cả mẫu nước sau vụ vỡ đập thải ở Bắc Kạn đều không đạt

Việt Bắc |

10/10 mẫu nước lấy tại Tuyên Quang xét nghiệm sau vụ vỡ đập bùn thải của Công ty Kim loại màu Bắc Kạn đều không đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt.

TPHCM sẽ đổi lại thiết kế cầu dài 2km nối Thủ Đức và Quận 7

MINH QUÂN |

TPHCM đang điều chỉnh phương án xây cầu Thủ Thiêm 4 nối Thủ Đức và Quận 7 dài hơn 2km, sau khi Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội xây cảng tàu khách quốc tế.