Truyện ngắn dự thi: Ngôi nhà thứ hai

Nguyễn Thị Thanh |

Cơm nước xong đã lâu, ông bà ngoại đã lên bàn uống trà mà Hoài vẫn ngồi im bên mâm cơm. Nghĩ lại chuyện chiều nay, Hoài bất giác phì cười.

Chiều nay tổ Hoài có nhận vào một bạn công nhân mới. Chả là công ty vừa có đợt tuyển công nhân, tổ Hoài nhận về ba người mới. Một bạn thợ may, một bạn làm tổ là và rập khuy còn một bạn làm bên kiểm hàng. Cô bạn thợ may mới vào nghe đâu kém Hoài một tuổi. Hoài năm nay mới hai mươi nhưng đã có hai năm làm việc, tạm gọi là “ma cũ”. “Ma cũ” nhưng chưa cũ lắm và Hoài cũng không thích kiểu ma cũ bắt nạt ma mới như một số clip Hoài xem trên mạng. Vả lại lúc Hoài lơ ngơ chân ướt chân ráo vào công ty rồi làm việc ở đây có “ma cũ” nào bắt nạt Hoài đâu. Và giờ Hoài cũng học lấy tấm lòng của các anh các chị trong tổ mà đối đãi với người mới thôi.

Đành là khi tuyển công nhân, công ty có tổ chức thi để chọn, những công nhân được chọn vào làm việc buộc phải hoàn thành một sản phẩm trong thời gian nhất định và phải thao tác trên máy may công nghiệp. Nghĩa là tất cả đều đã làm quen với cách vận hành của máy nhưng khi vào làm thực tế, nhìn những giàn máy khổng lồ, hiện đại ai cũng bỡ ngỡ là lẽ thường tình. Cô bạn mới chiều nay cũng vậy.

Chị Quang tổ trưởng tổ tôi giao cho bạn ấy công việc chần bông, mới vào may, chần bông là bài tập đầu tiên của những anh lính mới. Sau khi giao việc, chị Quang lo quán xuyến cả tổ, chị Tâm kỹ thuật viên của tổ đi đâu không rõ nên Hoài với sang chỉ cho Vân, bạn công nhân mới vào. Sau khi hướng dẫn cho Vân cách để tay, cách trì, kéo và giữ vải xong, Hoài quay lại tiếp tục công việc của mình.

-  Á...á...á...

Tiếng hét thất thanh của Vân mới làm cả tổ giật mình. Hoài vội dời bàn may của mình nhoài người nhanh chóng xử lý. Chỉ là máy mới chạy nhanh quá, Vân chưa quen nên hoảng hốt nâng chân lên khỏi bàn ga, máy chạy theo quán tính một đoạn, miếng vải lót bị rách một đường dài. Nhìn mặt Vân hoảng sợ, Hoài vỗ vai động viên.

- Lính mới chuyện đó là bình thường thôi, cậu đừng lo. Chỉ cần bạn nhớ một điều, đó là: Khi nhấn ga mình dùng mũi chân để nhấn, còn khi muốn dừng lại, bạn chỉ cần dậm gót chân về sau thật mạnh, tự khắc máy sẽ dừng lại thôi. Ngày mới vào mình cũng giống bạn vậy, lại còn làm gãy kim và sém bị kim đâm vào tay nữa cơ. Yên tâm nhé!

Nhìn vẻ mặt, điệu bộ của Vân lúc này Hoài lại nhớ về ngày đầu tiên đi làm của mình.

Năm ấy, Hoài học xong lớp mười hai thì quyết định không đi học tiếp mà đi làm công nhân để phụ ông bà ngoại lo cuộc sống. Mười năm qua ông bà đã cưu mang đùm bọc đứa cháu sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ mà không một lời than thở. Nhà cũng chẳng khá giả gì, ba ông con bà cháu Hoài sống nhờ vào mảnh vườn và cái nghề mây che đan của ngoại.

Năm vừa rồi, dịch COVID-19 bùng phát dữ dội, các ngành nghề lao đao, ông ngoại mất việc nên cuộc sống của gia đình Hoài càng khó khăn. Mặc dù ông bà bảo Hoài cố gắng học, đại học hay trung cấp gì cũng được, có cái bằng cấp trong tay thì xin việc mới dễ dàng và cuộc sống mai này đỡ vất vả.

Hoài cũng muốn được đi học lắm chứ nhưng nghĩ đến cảnh nhà mình, Hoài không thể đặt lên vai ông bà ngoại gánh nặng nào nữa. Vả lại học đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân. Ông bà ngoại biết chuyện Hoài không đi thi đã giận Hoài suốt mấy hôm liền. Không khí nặng nề tưởng như khẽ ho một tiếng thôi mọi thứ cũng vỡ ra tan tành. Cũng may chiều hôm ấy, chị Quang xuất hiện.

Chị Quang là tổ trưởng tổ sản xuất của Hoài bây giờ. Nhà bố mẹ chị Quang ở ngay cạnh nhà ông Hoài, chị tuy lấy chồng và làm việc trên thành phố nhưng hễ có dịp là chị về thăm bố mẹ. Hôm nay công ty tạm nghỉ một ngày chờ lô hàng mới nên chị tranh thủ về nhà, nghe chuyện của Hoài nên chị chạy sang.

Hôm đó, sau khi Hoài phân tích, lý giải cho ông bà hiểu quyết định của mình, ông nổi giận không thèm nói với Hoài một tiếng. Nhờ cuộc nói chuyện với chị Quang mà ông bà Hoài cũng thấu hiểu vấn đề. Hoài ngồi bên cạnh cứ len lén nhìn ông, thấy nét mặt ông dần giãn ra, Hoài biết ông bà đã hiểu cho quyết định của mình. Chờ chị Quang đi về, ông gọi Hoài lại và bảo :

- Cháu đã có quyết định như vậy, ông không cản nữa. Nhưng làm gì thì làm cũng phải giữ gìn đạo đức, “giấy rách phải giữ lấy lề” nghe không? Làm gì thì làm, nghèo cho sạch, rách cho thơm, nếu khó khăn quá thì lại về với ông bà.

Hoài gục đầu lên cánh tay ông, nước mắt ầng ậng ướt nhoè cả khuôn mặt. Đôi bàn tay Hoài run run xoa lên hai vai gầy của ông mà tự hứa với lòng mình không được để ông bà buồn. Con đường thành công không nhất thiết phải qua các trường đại học, chỉ là học đại học thì Hoài sẽ có nhiều lựa chọn tốt hơn thôi. Nhưng Hoài hài lòng với công việc này, hạnh phúc trong ngôi nhà nhiều thương yêu của những người không cùng máu mủ. Thế mới biết đã là tình thương yêu thật sự thì không phân biệt bạn là ai, người giỏi hay chưa giỏi.

Nhớ lại lúc mới vào công ty, Hoài được các anh các chị trong tổ giúp đỡ rất nhiều. Hôm đầu tiên đụng vào máy may, cũng may có chị Tâm đứng ở ngay bên cạnh chứ không thì Hoài bị kim đâm vào tay rồi.

Cũng như Vân hôm nay, Hoài cũng giật mình vì tốc độ của máy. Hoài vừa nhấn ga, máy chạy vèo một cái, lẽ ra phải dậm gót chân thì Hoài lại càng ga mạnh hơn. Kim gãy cắm vào ổ thuyền, máy khựng lại, Hoài luống cuống thò tay vào định kéo vải ra, ngay lập tức, chị Tâm đứng bên hất mạnh tay Hoài ra khỏi máy không thôi phần đầu kim đã xơi gọn ngón tay của Hoài rồi.

Chị Tâm rất bình tĩnh như không có chuyện gì. Chị trấn an Hoài, nói không phải lo, rồi sẽ quen thôi. Quả thật, cái gì cũng có lần đầu tiên. Cái lần đầu tiên ấy để lại trong Hoài một nỗi sợ hãi nhưng lại cảm thấy ấm áp vô cùng. Chị Tâm nói chị Quang lên phòng cắt xin cho Hoài những mẫu vải thừa để Hoài tập cho quen máy. Chị vỗ vai Hoài :

- Chăm hay không bằng tay quen. Em cứ tập luyện vài lần, quen máy rồi hãy may vào hàng chứ không mất công chị Quang lên phòng cắt đổi vải rồi họ lại cự nự, khổ thân chị ấy.

Hoài run run khẽ dạ rồi ngồi lại vào máy. Nhìn chiếc máy may to đùng và “bất trị”, Hoài như bị ám ảnh. Cầm miếng vải đặt vào đường may rồi mà không dám dậm chân ga. Chị Tâm ngồi sát bên cạnh Hoài động viên, khích lệ, Hoài dần quen với máy, quen với việc xử lý khi có vấn đề xảy ra. Giờ thì Hoài đã có hai năm kinh nghiệm rồi. So với Vân thì Hoài là công nhân lành nghề, “ma cũ” thực sự rồi. Nghĩ vẻ mặt của Vân hôm nay, Hoài bất giác mỉm cười: “Rồi bạn ấy sẽ quen thôi, cũng như mình ngày ấy”.

Hoài nghĩ, mai đến chỗ làm sẽ dùng những lời của chị Tâm, chị Quang và các anh chị trong tổ đã nói với Hoài ngày ấy để khích lệ Vân bởi Hoài cũng đã trưởng thành từ những lời dạy dỗ của các anh chị ấy mà. Bài học hay thì không nên để thất truyền mà phải liên tục được truyền đi từ thế hệ này đến thế hệ khác chứ. Con người ta mới ra đời thì có ai được hoàn hảo đâu.

Hoài đứng lên bưng mâm cơm đi rửa vừa ê a hát bài hát ngày xưa Việt và Hoài rất thích. Tự nhiên Hoài thấy vui khi Việt cũng vừa báo cho Hoài biết quyết định của anh. Anh sẽ về quê, sẽ đi làm công nhân như Hoài, để hai đứa được gần nhau chứ ba má Việt hối Việt lấy vợ rồi. Hoài bất giác mỉm cười và chợt thấy mặt mình bừng đỏ. Việt nói rằng, anh đã chọn hai ba ngã rẽ nhưng ngã rẽ nào cũng phải xa Hoài mà xa Hoài thì làm sao Việt hạnh phúc được - cả Hoài cũng vậy, xa anh làm sao Hoài vui được.

Đợt vừa rồi công ty lại có thông báo tuyển công nhân mới vào tháng sau vì nghe đâu công ty vừa ký được hợp đồng dài hạn với một tập đoàn nước ngoài. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức cho công nhân và người lao động Việt Nam. Có nhiều việc thì thu nhập sẽ tăng lên, đời sống công nhân sẽ khấm khá hơn. Khi đó Hoài sẽ mua cho ông bà một bộ quần áo thật đẹp để khi có đám cưới, ông bà bận vào cho oách.

Hoài lại mơ về một đám cưới mà Hoài là cô dâu xinh đẹp đứng bên Việt, ông bà Hoài mặc bộ quần áo Hoài vừa mua sáng bừng cả một góc hôn trường. Chị Quang, chị Tâm và các anh các chị trong tổ và các bác lãnh đạo công ty cũng có mặt chúc mừng hạnh phúc của Hoài. Chỉ là mơ thôi mà khoé mắt Hoài ươn ướt, bất giác hai vành môi khẽ cong lên vẽ một nét cười.

Cuộc đời có muôn ngàn ngã rẽ, có trăm lựa chọn, lựa chọn như thế nào, rẽ vào ngã nào là quyền của mỗi người nhưng ngã rẽ hạnh phúc thì không phải ai cũng tìm được. Hoài may mắn khi đã tìm được ngã rẽ đời mình. Hoài hạnh phúc khi được ở trong một tập thể đầy tình yêu thương. Mọi người đều là anh chị em, người thân của Hoài, thương còn không hết nói gì ghét nhau.

Đồng hành cùng Chương trình.
Đồng hành cùng Chương trình.
Nguyễn Thị Thanh
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Mùa yêu thương

Nguyễn Thị Hà |

Hân dừng lại trên một bài thi. Cả trang giấy thi dày đặc chữ, chữ rất nhỏ và rất khó đọc, nét gầy gầy mỏng mảnh dính vào nhau. Lại một học sinh nào đó đang thử thách lòng kiên nhẫn của cô giáo đây mà.

Truyện ngắn dự thi: Hơi ấm tình người

Ý Thu |

- Cô Hương có ở nhà không nhỉ?

Hương đang ở vườn bưởi phía sau nhà, nghe tiếng gọi, cô vội lật đật đi vào sân. Vào đến sân, cô đứng sững lại vì ngạc nhiên. Bỗng Hương trở nên lúng túng:

- Các anh, chị... đến... đến...

Truyện ngắn dự thi: Bản tình ca lao động

Bùi Nguyên Ngọc |

1/ Quán nước nằm ở vỉa hè phố Hàng Bụt. Bà chủ quán khéo chọn địa điểm để mở quán, nó vừa ở cạnh hai ba cơ quan xây dựng, lại vừa kín đáo. Phía trước là nhà chờ xe buýt, bên trái là cái cột điện, bên phải là cổng chung cư số 10 Hàng Bụt. Cổng chung cư có hai ba anh xe ôm ngồi chờ đón khách, khi chưa có khách họ đều vào quán gọi vài chén nước nóng, một điếu thuốc dắt tai.

Tuyển Indonesia thua trận đầu tiên tại vòng loại 3 World Cup 2026

NHÓM PV |

Tối 15.10, đội tuyển Indonesia nhận thất bại 1-2 trên sân tuyển Trung Quốc tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026.

Ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vương Trần |

Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cơ sở dữ liệu quý, phục vụ nghiên cứu, học tập và vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phá đường dây cờ bạc nghìn tỉ qua mạng, tạm giam 12 người

Thành Nhân |

Bến Tre - Lực lượng Công an vừa triệt xóa đường dây cờ bạc trên không gian mạng với tổng số tiền giao dịch hơn 1.800 tỉ đồng.

Nổ nồi hấp tinh dầu, 1 bé gái bị thương, 5 căn nhà ảnh hưởng

LÝ LINH |

TPHCM - Ngày 15.10, Công an huyện Bình Chánh đang điều tra vụ nổ nồi hấp tại một cơ sở sản xuất tinh dầu trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A khiến một bé gái bị thương.

Nguyên chủ tịch xã ở Thái Bình bị tố lạm quyền để trục lợi

TRUNG DU |

Thái Bình - Nguyên Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ bị tố lợi dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi, trục lợi cho bản thân, gia đình.

Truyện ngắn dự thi: Mùa yêu thương

Nguyễn Thị Hà |

Hân dừng lại trên một bài thi. Cả trang giấy thi dày đặc chữ, chữ rất nhỏ và rất khó đọc, nét gầy gầy mỏng mảnh dính vào nhau. Lại một học sinh nào đó đang thử thách lòng kiên nhẫn của cô giáo đây mà.

Truyện ngắn dự thi: Hơi ấm tình người

Ý Thu |

- Cô Hương có ở nhà không nhỉ?

Hương đang ở vườn bưởi phía sau nhà, nghe tiếng gọi, cô vội lật đật đi vào sân. Vào đến sân, cô đứng sững lại vì ngạc nhiên. Bỗng Hương trở nên lúng túng:

- Các anh, chị... đến... đến...

Truyện ngắn dự thi: Bản tình ca lao động

Bùi Nguyên Ngọc |

1/ Quán nước nằm ở vỉa hè phố Hàng Bụt. Bà chủ quán khéo chọn địa điểm để mở quán, nó vừa ở cạnh hai ba cơ quan xây dựng, lại vừa kín đáo. Phía trước là nhà chờ xe buýt, bên trái là cái cột điện, bên phải là cổng chung cư số 10 Hàng Bụt. Cổng chung cư có hai ba anh xe ôm ngồi chờ đón khách, khi chưa có khách họ đều vào quán gọi vài chén nước nóng, một điếu thuốc dắt tai.