Với phụ nữ, giới hạn là... bầu trời

Hà Liên |

Sự tôn trọng lớn lao dành cho những nữ chính khách một phần là bởi họ đã phải nỗ lực gấp bội để chứng minh năng lực. Đây cũng được xem là một trong những chìa khóa thành công của những nữ chính khách, đặc biệt là trong thời kỳ đầy biến động.

Thời khắc đã điểm

Lịch sử lập nên ở Điện Capitol Mỹ tối 1.3.2022: Lần đầu tiên, hai phụ nữ - Phó Tổng thống Kamala Harris và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi - ngồi ở bục phía sau khi tổng thống Mỹ đọc thông điệp liên bang, đài NPR dành riêng tin cho sự kiện này ngoài những nội dung rất quan trọng trong thông điệp.

Bà Kamala Harris và bà Nancy Pelosi đã ngồi phía sau khi ông Joe Biden trong bài phát biểu tổng thống đầu tiên trong phiên họp chung Quốc hội Mỹ ngày 28.4.2021 nhưng đó không phải là một thông điệp liên bang chính thức.

"Thưa bà Chủ tịch và bà Phó Tổng thống. Không có Tổng thống Mỹ đương nhiệm nào từng nói những lời này. Đã đến lúc rồi!" - Tổng thống Joe Biden mở đầu bài phát biểu năm 2021. Khi được hỏi về cảm nhận với khoảnh khắc này, Phó Tổng thống Kamala Harris nói rằng nó "bình thường". Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Mỹ đều là phụ nữ, cũng là lần đầu tiên hai phụ nữ chủ trì những vị trí đó trong một bài phát biểu của tổng thống.

Vài ngày trước, Insider điểm ra 20 vị trí cấp cao trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu mà chỉ có 1 người phụ nữ đang hoặc từng đảm nhận, bà Kamala Harris được xác định là người phụ nữ đầu tiên giữ chức phó tổng thống Mỹ đồng thời là nữ phó tổng thống Mỹ gốc Nam Á và da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Trong khi đó, bà Nancy Pelosi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ năm 2007 và tái đắc cử năm 2019. Bà là người phụ nữ duy nhất từng giữ chức vụ quyền lực thứ 3 trên chính trường Mỹ, chỉ sau tổng thống và phó tổng thống. "Chúng ta đã phá vỡ trần đá cẩm thạch. Với các con gái và cháu gái của chúng ta, giờ đây giới hạn là bầu trời" - bà Pelosi phát biểu trong lần đầu nhận chức.

Hình mẫu nổi bật

Nhiều nữ lãnh đạo thành công ở các nước đang phát triển như cựu Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi. Cựu Tổng thống Liberia rất được kính trọng Ellen Johnson Sirleaf từng được tạp chí uy tín Time công nhận trong top 100 phụ nữ của năm vào năm 2020 nhờ những đóng góp của bà trong việc đưa một quốc gia vươn lên từ tổn hại, khó khăn khi được bầu năm 2006.

Từng phỏng vấn nhiều nữ lãnh đạo khắp thế giới, gần đây nhất là những nữ lãnh đạo ở các nước Nam Mỹ và Caribbean như Suriname, Guyana, Trinidad và Tobago, Barbados, cây viết Mandeep Rai của The Guardian nhận định trong bài viết : "Nữ lãnh đạo tốt cho thế giới. Chỉ cần nhìn Barbados" rằng, thế giới có thể học hỏi nhiều điều từ những nữ chính khách này, trong đó có Thủ tướng Barbados Mia Mottley.

Tác giả cuốn sách "The Values Compass: What 101 Countries Teach Us About Purpose, Life and Leadership" chỉ ra, sự tôn trọng lớn lao dành cho những nữ chính khách cũng như nữ lãnh đạo doanh nghiệp một phần là do họ đã phải nỗ lực gấp bội để chứng minh năng lực và đây cũng được xem là một trong những chìa khóa thành công của họ, đặc biệt là trong thời kỳ đầy biến động.

Thủ tướng Barbados Mia Mottley. Ảnh: AFP
Thủ tướng Barbados Mia Mottley. Ảnh: AFP

Kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Barbados, bà Mia Mottley đã thay đổi bộ mặt của nền dân chủ nước này. Bà minh bạch, đứng lên công khai chống lại những bất công và tạo ra mối quan hệ đích thực giữa các quốc gia vùng Caribbean. Bà đưa ra những gì cam kết hợp tác khu vực và quốc tế, đảm bảo đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng để tạo ra một nền kinh tế ổn định và bền vững cho Barbados trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Đáng chú ý, bà Mottley đã giúp đưa Barbados trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trên trường quốc tế trong những vấn đề như khủng hoảng khí hậu và phát triển quốc tế. Mức độ ảnh hưởng Thủ tướng Mottley trong khu vực có thể thấy rõ qua việc Tổng thống Guyana, ông Irfaan Ali, thức dậy lúc 5h sáng nấu món cà ri cá nổi tiếng để kịp gửi chuyến bay sớm tới nhà lãnh đạo Barbados để bày tỏ sự quan tâm, ủng hộ bà.

Mandeep Rai nhận định, không hề dễ dàng và chưa bao giờ có một con đường đi lên tuyến tính cho các nhà lãnh đạo nữ nhưng những nữ chính khách như Thủ tướng Barbados Mia Mottley là những người mở đường dũng cảm, là gương sáng cho thế giới.

Sự gián đoạn chưa từng có trong 2 năm qua do COVID-19 khiến giới lãnh đạo toàn cầu được chú ý. Cây viết của The Guardian cho rằng, chính những nữ chính khách như bà Mottley, "đang tìm ra giải pháp cho những thách thức toàn cầu cấp bách với mục đích, niềm đam mê và lấy con người là ưu tiên cao nhất, đồng thời cải thiện cuộc sống của người dân thông qua việc khai thác chính những phẩm chất làm nên thành công của các nữ lãnh đạo".

Ngày càng phát huy vai trò

Khi bước sang năm 2022, nhân loại biết một điều chắc chắn là sẽ có nhiều bất ổn hơn ảnh hưởng đến cách chúng ta sống, làm việc, đi lại và giao tiếp xã hội. Những gợn sóng nhỏ và sâu của đại dịch hơn 18 tháng qua đã làm đình trệ và đảo ngược tiến trình cho một thế giới cân bằng hơn về giới tính. Khi COVID-19 tồn tại và tiếp tục là mối đe dọa, rõ ràng năm 2022 sẽ có nhiều vấn đề vô cùng phức tạp với tất cả các quốc gia. Ở đó, trong 12 tháng tới, nhiều nữ lãnh đạo sẽ phát huy vai trò đi đầu trong nỗ lực ứng phó. Trên thực tế, ở giai đoạn đầu của đại dịch, Thủ tướng Đức bà Angela Merkel (nay đã nghỉ hưu) và Thủ tướng Jacinda Ardern của New Zealand đã được vinh danh cho ứng phó với đại dịch thành công.

Thống kê số quốc gia có phụ nữ nắm giữ vị trí quyền hành pháp cao nhất từ 1960-2022 của  Statista chỉ ra trong giai đoạn này, có 63 quốc gia có vị trí hành pháp cao nhất do một phụ nữ đảm nhận. Nữ thủ tướng đầu tiên lên nắm quyền thông qua bầu cử là Sirimavo Bandaranaike của Sri Lanka, người nắm quyền lãnh đạo Đảng Tự do Sri Lanka khi chồng bà bị ám sát năm 1959. Bà lãnh đạo thành công Đảng Tự do giành chiến thắng trong 3 cuộc bầu cử vào năm 1960, 1970 và 1994.

Những nữ chính trị gia đảm nhận cương vị lãnh đạo đất nước nhiều nhiệm kỳ liên tiếp lâu nhất là bà Angela Merkel (16 năm, 16 ngày), Dame Eugenia Charles của Dominica (14 năm, 328 ngày) và Ellen Johnson Sirleaf của Liberia (12 năm, 6 ngày). Nhiệm kỳ dài nhất không liên tục thuộc về bà Indira Gandhi của Ấn Độ (16 năm, 15 ngày) và Thủ tướng đương nhiệm Bangladesh Sheikh Hasina (hơn 18 năm).

Cây viết Aaron O'Neill cho hay, kể từ năm 1960, 76 phụ nữ nắm giữ những vị trí quyền lực nhất về hành pháp ở các quốc gia tương ứng. Kể từ khi bà Bandaranaike được bầu lần đầu tiên năm 1960, số lượng phụ nữ nắm quyền tăng chậm lại nhưng tốc độ tăng nhanh nhất được ghi nhận trong vòng 12 năm gần đây.

Đầu năm 2022, có 14 quốc gia do phụ nữ lãnh đạo, trong đó nữ tổng thống đầu tiên của Honduras nhậm chức ngày 27.1. Trước đó, năm 2021 chứng kiến kết thúc nhiệm kỳ của các nữ chính trị gia ở Đức và Na Uy nhưng ghi nhận lần đầu phụ nữ nhậm chức ở Estonia, Samoa, Thụy Điển và Tanzania. Dù lượng lãnh đạo nữ ngày càng tăng trong những năm gần đây, nhưng chưa bao giờ có nhiều hơn 18 phụ nữ giữ các vị trí quyền lực này trong cùng một năm.

Việt Nam được quốc tế ghi nhận có nhiều nỗ lực trong thực hiện bình đẳng giới, trong đó có nỗ lực tăng tỉ lệ phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Theo Tạp chí Cộng sản, Việt Nam là quốc gia có số lượng nữ đại biểu Quốc hội chiếm tỉ lệ cao trong khu vực (nhiệm kỳ khóa XIII đạt 24,4%; nhiệm kỳ khóa XIV đạt 26,8%; nhiệm kỳ khóa XV đạt 30.26%). Việt Nam đứng thứ 51 trên thế giới, thứ 4 ở Châu Á và đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á về tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội. Ở nhiệm kỳ 2021 - 2026, có 151/499 đại biểu Quốc hội là nữ. Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, là nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ cương vị này.

Hà Liên
TIN LIÊN QUAN

Đoàn viên, CNLĐ Cần Thơ sôi nổi với Hội thi đổ bánh xèo kỷ niệm ngày 8.3

Phong Linh |

Cần Thơ - Ngày 1.3, Công đoàn các Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ tổ chức họp mặt kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ, 1982 năm cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng và tổ chức Hội thi đổ bánh xèo Nam Bộ với sự tham dự của 18 đội thi.

Cơ quan Công đoàn Xây dựng Việt Nam: Gặp mặt nhân kỷ niệm ngày 8.3

Mạnh Tùng |

Sáng 8.3, Công đoàn cơ quan Công đoàn Xây dựng Việt Nam tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3.

Hoa hậu H'Hen Niê khoe chân dài, tôn vinh nữ quyền ngày 8.3

Linh Chi |

Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, Hoa hậu H'Hen Niê truyền tải đến khán giả những thông điệp khác nhau xoay quanh hình ảnh người phụ nữ thời đại mới.

Ngày 8.3: Hình ảnh của những nữ công nhân lao động cực nhọc mưu sinh

Phương Trang |

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, trong quá trình tác nghiệp, phóng viên Báo Lao Động đã gặp nhiều hình ảnh mưu sinh của những nữ lao động. Mỗi người trong số họ đều có hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là cuộc sống xa nhà, vất vả, chịu khó mưu sinh để lo cho gia đình.

Ngày 8.3 xa xỉ của những nữ lao động nghèo

Hoài Trang |

Quốc tế Phụ nữ 8.3 - ngày cả thế giới hướng về phái đẹp, nhưng khuất sau hình ảnh đẹp được tôn vinh vẫn còn những mảnh đời, phụ nữ lam lũ mưu sinh từng ngày. Với họ, ngày 8.3 thật xa xỉ, ngày này họ chỉ cần có sức khỏe để được lao động.

Ôm mộng làm KOL, KOC kiếm tiền tỉ

NHÓM PV |

Choáng ngợp trước doanh số được các kênh bán hàng tự công bố, không ít người ôm mộng bỏ việc làm hiện tại, chuyển hướng trở thành KOL, KOC để kiếm tiền tỉ.

Lãi tiền tỉ khi chốt mua nhà trong ngõ Hà Nội sau vài năm

Minh Anh |

Hà Nội - Nhiều chủ sở hữu đã lãi hàng tỉ đồng sau khi chốt mua nhà trong ngõ tại Thủ đô chỉ sau vài năm, dù hiện trạng công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.

Milton thần tốc trở thành siêu bão mạnh nhất hành tinh 2024

Thanh Hà |

Siêu bão Milton tăng vọt 5 cấp trong 24 giờ thành cơn bão mạnh nhất hành tinh năm 2024. Cơn bão này khiến giới dự báo bão bàng hoàng.