Người dân sẽ hưởng lợi gì từ đô thị thông minh?

H.Trân - N.Tiến |

TPHCM đang lấy ý kiến góp ý cho đề án Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025. Dự kiến trong tháng 11 này, UBND TPHCM chính thức phê duyệt và công bố đề án. 

Tuy nhiên, vấn đề được dư luận khá quan tâm là người dân sẽ được hưởng lợi gì khi TPHCM trở thành đô thị thông minh? Và làm thế nào để người dân tích cực hưởng ứng sử dụng các phần mềm, tiện ích một cách hiệu quả?

Đô thị thông minh lấy người dân làm trung tâm

Khi đề cập đến việc xây dựng TPHCM thành đô thị thông minh thì liên quan đến nhiều lĩnh vực và còn rất nhiều việc phải làm. Đề án có 4 mục tiêu gồm: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, hướng đến kinh tế tri thức, kinh tế số; quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; tăng cường sự tham gia quản lý của người dân, tổ chức.

Tuy nhiên, theo ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND TPHCM – có thể nói ngắn gọn, đô thị thông minh mà TPHCM xây dựng là ứng dụng triệt để công nghệ thông tin không chỉ với bộ máy hành chính để nâng cao công tác quản lý, điều hành, mà còn đối với mọi lĩnh vực đời sống, xã hội liên quan trực tiếp người dân. Các tiện ích tạo ra sẽ giúp người dân thuận lợi hơn trong cuộc sống, tương tác với cơ quan nhà nước...

Góp ý cho đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh do HĐND TPHCM và UBMTTQ TPHCM tổ chức vừa qua, nhiều chuyên gia thống nhất TPHCM thông minh phải đặt yếu tố con người làm trung tâm. Tất cả cơ sở dữ liệu hướng đến nhiệm vụ chính là phục vụ tốt người dân, chứ không đơn giản là cung cấp thông tin trong điều hành, quản lý.

Một khi lấy con người làm trung tâm thì theo đại biểu Nguyễn Mạnh Trí, khi xây dựng đô thị thông minh, thành phố phải chọn những vấn đề sát sườn, bức xúc của người dân để triển khai, giải quyết.

“Hiện nay trong ngành y tế còn rất nhiều bất cập, hạn chế do chưa ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin nên các bác sĩ phải thức đến đêm để tải dữ liệu lên hệ thống. Hơn nữa, vấn đề khiến người dân bức xúc là khi chờ khám chữa bệnh, làm thủ tục tốn nhiều thời gian. Do vậy, khi xây dựng đô thị thông minh trước mắt, phải ứng dụng công nghệ để giảm thủ tục, góp phần giảm tải cho bệnh viện” - ông Nguyễn Mạnh Trí dẫn chứng một vấn đề sát sườn mà lâu nay người dân bức xúc chưa được giải quyết triệt để.

Qua đó, ông Nguyễn Mạnh Trí cho rằng, thành phố thông minh thì phải làm sao để bệnh nhân chỉ cần cầm một cái thẻ có mã vạch và khi kiểm tra mã vạch thì bác sĩ có thể biết được thông tin bệnh án của bệnh nhân.

Theo lãnh đạo thành phố, vì tầm nhìn của đề án đặt người dân là trung tâm của đô thị, do vậy mục tiêu đặt ra là để người dân có chất lượng sống và môi trường làm việc tốt, được phục vụ tốt. Khi TPHCM trở thành đô thị thông minh người dân sẽ được hưởng lợi từ nhiều lĩnh vực.

Chẳng hạn khi hoàn chỉnh đô thị thông minh, người dân chỉ cần với thiết bị điện tử cầm tay (điện thoại, ipad..) là có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, biết được khu vực nào kẹt xe, ngập nước... để chủ động về mặt thời gian, có lựa chọn hướng đi phù hợp.

Tương tự, người dân cũng có thể sử dụng vé điện tử liên thông hệ thống giao thông công cộng; kiểm soát truy xuất nguồn gốc thực phẩm… Hay với việc khám chữa bệnh ở các bệnh viện công sẽ được đăng ký giờ khám, dịch vụ, lựa chọn bác sĩ qua mạng, thay vì phải đến xếp hàng mất nhiều thời gian như hiện nay.

Còn với các lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính công, xin giấy phép xây dựng… việc liên thông điện tử trong đô thị thông minh sẽ giúp người dân, doanh nghiệp có thể ở nhà nộp hồ sơ, thanh toán chi phí thủ tục qua mạng, rồi nhận kết quả thông qua bưu điện.

Mỗi sở ngành là đầu mối tiếp nhận dịch vụ công nào thì phải chủ động liên thông với các sở ngành, đơn vị khác có liên quan để giải quyết, đồng thời trả kết quả cuối cùng, không để người dân phải vác hồ sơ chạy lòng vòng khắp nơi...

Khi trở thành đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ trong dịch vụ hành chính công sẽ giúp người dân đỡ mất thời gian đi lại nhiều lần.
Khi trở thành đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ trong dịch vụ hành chính công sẽ giúp người dân đỡ mất thời gian đi lại nhiều lần.
TPHCM triển khai thu phí đỗ xe ô tô qua điện thoại thông minh.
TPHCM triển khai thu phí đỗ xe ô tô qua điện thoại thông minh.

Giúp người dân thấy được lợi ích để tích cực hưởng ứng

Mặc dù UBND TPHCM chưa ban hành đề án chính thức, song từ những năm qua, các sở, ngành trên địa bàn thành phố cũng hướng đến đô thị thông minh thông qua việc quản lý, điều hành một số lĩnh vực bằng công nghệ thông tin như: Truy xuất nguồn gốc thịt heo bằng smartphone; cảnh báo ngập, kẹt xe qua thiết bị điện tử; đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hành chính công qua mạng internet…

Biết rằng, khi áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, dịch vụ công trực tuyến sẽ giúp người dân tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại nhiều. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian qua, vẫn còn không ít người dân chưa mặn mà, nhất là với dịch vụ công trực tuyến.

Chẳng hạn như tại quận Bình Tân, sau khoảng 1 năm áp dụng chương trình dịch vụ công trực tuyến với mục đích giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và nắm rõ tiến độ giải quyết thủ tục hành chính, nhưng số lượng người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này tại quận nay vẫn còn khá ít. Tỷ lệ người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến của Q.Bình Tân chỉ chiếm khoảng 10%.

Bà Phạm Thị Ngọc Diệu - Phó Chủ tịch UBND Q.Bình Tân - cho biết, năm 2016, quận đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đối với 22 thủ tục, tập trung vào 4 lĩnh vực kinh tế, y tế, lao động và xây dựng. Bà Diệu cho rằng: “Dịch vụ công trực tuyến là một bước đột phá mới trong cải cách thủ tục hành chính, góp phần gắn kết quan hệ giữa người dân và chính quyền. Đây cũng là nền tảng để xây dựng thành phố thông minh, chính quyền điện tử mà TPHCM quyết tâm thực hiện.

Hiệu quả của chương trình dịch vụ công trực tuyến đã thấy rõ nhưng số lượng người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này vẫn còn ít. Do đó, để thay đổi thói quen của người dân, cần triển khai đồng bộ các biện pháp, liên thông kết nối từ sở, ngành để phát huy tối đa tiện ích của mô hình “một cửa điện tử” này”.

Tương tự, tại các Sở KHĐT, mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến làm thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp... ngồi hàng giờ để đến lượt làm thủ tục, trong khi những thủ tục này cũng đã được áp dụng đăng ký trực tuyến với những hướng dẫn đầy đủ thủ tục.

Một người dân đi gần 10km đến đây để đăng ký thành lập doanh nghiệp mới cho biết: “Do chưa quen với đăng ký trực tuyến nên đến đây nộp hồ sơ cho chắc ăn. Đến đây, nếu mình thiếu thủ tục gì thì có thể hỏi luôn nhân viên để bổ sung hoặc sai chi tiết nào mình sửa lại cho phù hợp”.

Từ những vấn đề thực tế trên, tại buổi góp ý cho đề án mới đây, đại biểu HĐND TPHCM Tăng Hữu Phong cho rằng, thời điểm này triển khai đề án là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội vì khoảng vài năm gần đây, việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh của người dân phát triển hơn rất nhiều so với trước.

Tuy nhiên theo ông Phong, phần lớn chỉ những người làm công việc văn phòng, người có đời sống tương đối khá mới thường xuyên sử dụng các thiết bị thông minh, còn lại vẫn chỉ tiếp cận ở mức độ nhất định.

Ông Phong chia sẻ: "Chúng ta có áp dụng mạnh mẽ công nghệ tới mức nào thì vẫn sẽ có một bộ phận người dân không thể tương thích được với đề án này. Do vậy, đây là vấn đề cần được quan tâm, tính đến".

Minh họa thêm cho ý này, đại biểu Phạm Quốc Bảo, Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Điện lực TP.HCM, đưa ra ví dụ công ty điện lực triển khai lắp đặt điện kế điện tử, nhưng nhiều người dân vẫn chưa hiểu hết. Từ đó, ông Bảo đặt vấn đề phải tuyên truyền, hỗ trợ để nhận thức của người dân trong đô thị thông minh được nâng lên. Bởi nếu các tiện ích đều phục vụ người dân mà dân không thể tiếp cận được hết thì sẽ lãng phí.

Do vậy, để đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh phát huy hiệu quả, giúp người dân được hưởng lợi, nhiều ý kiến đề nghị thành phố cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp thấy được lợi ích tích cực mà cùng chung tay hưởng ứng, tham gia các sản phẩm phần mềm, tiện ích mà thành phố tạo ra.

“Nếu không có sự hưởng ứng sử dụng của người dân đối với các tiện ích, phần mềm trong đề án xây dựng TPHCM thành đô thị thông minh thì dù chính quyền có nỗ lực đến mấy, các tiện ích tạo ra cũng khó phát huy được thế mạnh” – một đại biểu nói.

“Với phương châm xây dựng TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình, TP không chỉ phát triển trên nền tảng khoa học công nghệ mà còn phải xây dựng mối quan hệ nhân văn giữa con người với con người thông qua việc ứng xử văn minh, lịch sự. Theo đó, đô thị thông minh là một giải pháp rất quan trọng giúp cho mối quan hệ giữa con người ngày càng dễ dàng thông qua hệ thống trực tuyến” – ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND TPHCM chia sẻ.

H.Trân - N.Tiến
TIN LIÊN QUAN

Điểm mới trong quy định về phân phối kinh phí công đoàn 2%

Nhóm phóng viên |

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) không quy định việc phân phối kinh phí công đoàn khi có nhiều tổ chức đại diện của người lao động.

Video cận cảnh vụ tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thanh Hà - Hữu Chánh (Nguồn: AFP) |

Ít nhất 5 người thiệt mạng và 22 người khác bị thương trong vụ tấn công vào trụ sở của công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ TUSAS ngày 23.10.

Diện mạo đô thị Huế khi lên thành phố trực thuộc Trung ương

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN PHONG |

HUẾ - Đô thị Huế khi thành thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Xét xử 6 bị cáo vụ cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 24.10, TAND tỉnh Bình Dương đã mở phiên tòa sơ thẩm vụ án sai phạm để xảy ra cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết.

Trạm bơm tiền tỉ, chưa nghiệm thu đã thanh toán tiền rồi bỏ hoang hơn 4 năm

PHÚC ĐẠT |

Công trình trạm bơm trị giá 1,5 tỉ đồng ở xã Hương Phong (TP Huế) bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, điều đáng nói, khi công trình chưa thể hoạt động, chưa nghiệm thu, chủ đầu tư là UBND xã Hương Phong đã đem tiền đi thanh toán cho đơn vị thi công.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng của nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận. Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - về các nội dung liên quan tới bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Người dân sống thấp thỏm sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Ngọc Minh |

Vụ vỡ đập bùn thải chứa kẽm chì ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) để lại hậu quả nặng nề về môi trường, khiến cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn.

Bản tin công đoàn: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có những nội dung: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động; Trên 66.500 lao động nghỉ việc, nhảy việc ở Bình Dương...