Đà Nẵng thiệt hại hơn 10.000 tỉ đồng do thiên tai, biến đổi khí hậu trong 25 năm qua

Văn Trực |

Trong vòng 25 năm, thiên tai, biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại kinh tế cho Đà Nẵng ước tính hơn 10.000 tỉ đồng.

Sáng 7.12, tại Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Cộng đồng phòng tránh thiên tai (2008-2023), ông Nguyễn Văn Quảng – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết từ năm 1998 đến nay, Đà Nẵng đã chịu ảnh hưởng của 41 cơn bão, 16 áp thấp nhiệt đới và 58 đợt lũ gây thiệt hại về tài sản, tính mạng của người dân, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp bị phá hủy nặng nề với tổng thiệt hại ước tính hơn 10.000 tỉ đồng.

Theo ông Quảng, cơn bão số 6 năm 2006 (bão Xangsane), cơn bão số 9 năm 2009 (bão Ketsana) và cơn bão số 11 (Nari) năm 2013 và trận mưa lớn lịch sử ngày 14.10.2022, gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản của người dân và cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất.

Ngoài ra, hiện nay, thành phố còn có nguy cơ đối mặt với một số loại hình thiên tai nguy hiểm khác như sạt lở đất đá đồi núi, ngập úng lớn khu vực đô thị.

Trước tình hình đó, thành phố Đà Nẵng đã chủ động ban hành và triển khai Đề án “Xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn trong thiên tai đến năm 2030” với nhiều giải pháp trong công tác ứng, phó với biến đổi khí hậu với mục tiêu bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân là trên hết cụ thể như đánh giá lại tổng thể hiện trạng, quy hoạch hệ thống thoát nước của thành phố với khả năng thoát của các trận mưa lớn theo lịch sử; xây dựng hành lang thoát lũ các tuyến sông trên địa bàn thành phố.

Rà soát, điều chỉnh phương án chống ngập đô thị và trung tâm cho phù hợp với thực tiễn hạ tầng, đô thị của thành phố; đánh giá mức độ ngập và khả năng chịu đựng tối đa của các khu dân cư, khu vực trũng thấp đối với từng trận mưa; xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực đô thị.

Xây dựng phương án di dời dân khỏi nơi nguy hiểm trong từng kịch bản thiên tai cụ thể. Chủ động mua sắm các trang thiết bị, phương tiện cứu hộ, cứu nạn phù hợp với nhu cầu và thực tiễn thiên tai của địa phương, nhất là tại các khu vực nước ngập sâu, chảy xiết, không gian hẹp…

Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ năng ứng phó thiên tai, nhất là công tác phòng, chống bão, lũ, ngập lụt cho người dân.

“Nhờ đó, năng lực phòng, chống thiên tai của hệ thống chính quyền các cấp và người dân của thành phố ngày càng được nâng cao, chủ động, thiệt hại về người và tài sản trong các năm gần đây liên quan đến thiên tai, bão lũ đã có xu hướng giảm dần”, ông Quảng cho biết.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng đi kiểm tra thực tế tình trạng ngập lụt vào tháng 10.2023. Ảnh: Văn Trực
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng đi kiểm tra thực tế tình trạng ngập lụt vào tháng 10.2023. Ảnh: Văn Trực

Cũng tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết từ năm 2009 đến nay, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã thực hiện nhiều dự án tăng cường năng lực phòng, chống thiên tai tại Đà Nẵng như 7 công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai, 20 trạm đo mưa tự động, 3 trạm cảnh báo lũ tự động, 12 bể bơi phòng ngừa đuối nước và các hoạt động hỗ trợ cứu trợ khẩn cấp cho người dân, học sinh khi thiên tai xảy ra…

Văn Trực
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ chậm tiến độ các công trình khắc phục hậu quả thiên tai ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương để khắc phục hậu quả thiên tai năm 2022, nhưng nhiều dự án làm kè chống sạt lở, cầu vượt lũ... hiện đang chậm tiến độ.

Đắk Nông kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai ở 3 khu vực

Phan Tuấn |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký Quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai tại 3 khu vực sạt lở đất tại các huyện Tuy Đức và Đắk Glong.

Lâm Đồng bảo đảm cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân trong trường hợp thiên tai

Mai Hương |

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế tập trung ứng phó mưa lớn, phòng ngừa sạt lở đất và tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Người dân Hà Nội chen chân trên phố Hàng Mã chơi Trung thu

NHÓM PV |

Tối 16.9 (tức 14.8 Âm lịch), hàng ngàn người dân đổ về khu vực phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để vui chơi Trung thu khiến tuyến phố trở nên ùn tắc.

Kịch bản đường đi khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên bão số 4

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng nhận định áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thành bão số 4 và khả năng tác động đất liền nước ta.

Tạm giữ lái xe ô tô cán học sinh tử vong trong sân trường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Cơ quan chức năng đã tạm giữ hình sự người lái xe ô tô bán tải cán tử vong em học sinh lớp 2 ngay trong sân trường.

Lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở Hà Nội bị bỏ cọc

CAO NGUYÊN |

Dù đã hết thời gian nộp tiền nhưng đến nay lô đất có giá trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn chưa đóng tiền.

Hà Nội tắc đường cả cây số, người dân ì ạch di chuyển

Nhóm PV |

Tối 16.9, nhiều tuyến đường tại Hà Nội tắc cứng do giờ tan tầm và lượng người đổ ra đường đi chơi Trung thu.

Nguy cơ chậm tiến độ các công trình khắc phục hậu quả thiên tai ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương để khắc phục hậu quả thiên tai năm 2022, nhưng nhiều dự án làm kè chống sạt lở, cầu vượt lũ... hiện đang chậm tiến độ.

Đắk Nông kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai ở 3 khu vực

Phan Tuấn |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký Quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai tại 3 khu vực sạt lở đất tại các huyện Tuy Đức và Đắk Glong.

Lâm Đồng bảo đảm cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân trong trường hợp thiên tai

Mai Hương |

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế tập trung ứng phó mưa lớn, phòng ngừa sạt lở đất và tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.