Hà Nội trả lời cử tri về các biện pháp cải tạo nước sông Tô Lịch

Nguyễn Hà |

UBND thành phố Hà Nội vừa trả lời cử tri về biện pháp giải quyết từ gốc để có phương án tối ưu cho việc đảm bảo môi trường không khí; môi trường nước và làm sạch nước sông, Hồ của Hà Nội (Sông Tô Lịch, Hồ Tây...).

Về môi trường nước, UBND thành phố Hà Nội cho biết, trước thực trạng môi trường nước một số lưu vực sông chảy qua địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp. Một số nơi chất lượng nước bị ô nhiễm, thành phố đã ưu tiên xử lý ô nhiễm cho toàn bộ hệ thống hồ nội, ngoại thành, các con sông gây ô nhiễm nghiêm trọng là sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch…

Sau khi xác định cụ thể các “điểm đen”, bức xúc về ô nhiễm môi trường, các sở, ngành liên quan thành phố đã tăng cường quản lý vệ sinh môi trường dọc các tuyến sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, đồng thời nạo vét duy tu, duy trì, nạo vét hệ thống thoát nước lòng cống, mương nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Đối với sông Tô Lịch, trong 2 năm qua, tiếp tục duy trì bè thủy sinh trên sông nhằm tạo cảnh quan và góp phần giảm thiểu ô nhiễm.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng các trạm, nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn (đặc biệt kiên quyết không gia hạn thi công, yêu cầu các Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ đối với Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Công suất 270.000 m3/ngày đêm) nhằm sớm góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố nói chung và sông Tô Lịch nói riêng), trạm xử lý nước thải khu, cụm công nghiệp, làng nghề bảo đảm chất nước nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Các dự án nâng cấp trục chính Sông Nhuệ đoạn từ vành đai 4 đến hết hệ thống; Xây dựng các trạm bơm tiêu nước vào sông Nhuệ, trạm bơm Thạch Nham, Nhân Hiền, Xém, Lễ Nhuế 1, Lễ Nhuế 2, một số cụm công trình đầu mối dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa…

Về môi trường không khí, UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đã hoàn thành kế hoạch trồng hơn 1 triệu cây xanh và tiếp tục trồng bổ sung thêm 600 nghìn cây xanh trong giai đoạn 2019-2020; áp dụng công nghệ cơ giới hóa trong công tác quét, hút bụi tại các tuyến đường.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực xây dựng và giao thông, bắt buộc phải che chắn, đóng kín thùng, rửa xe trước khi vào thành phố và trước khi ra khỏi công trường đối với xe tải trọng cao, xe chuyên chở vật liệu, phế thải xây dựng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh.

Hà Nội có nhiều ngày chìm trong lớp sương mờ. Ảnh: Tô Thế
Hà Nội có nhiều ngày chìm trong lớp sương mờ. Ảnh: Tô Thế

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông, tăng số lượng cầu vượt nhằm tránh ùn tắc; tổ chức lát lại vỉa hè tại những nơi bị hư hỏng để khuyến khích người dân đi bộ.

Triển khai các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, thay thế xăng A92 bằng xăng E5, tăng cường kiểm soát chất lượng xe tham gia giao thông; triển khai chương trình thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp cải tiến...

Triển khai các Đề án nhằm cải thiện chất lượng không khí, xây dựng phần mềm (APP) theo dõi trên điện thoại với các tính năng nhằm nâng cao vai trò giám sát cộng đồng về bảo vệ chất lượng không khí, cho phép người dân đăng tải video, hình ảnh đối tượng gây ô nhiễm để chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Đi dọc Tô Lịch - con sông ô nhiễm số 1 Việt Nam

hải nguyễn |

Hàng chục năm qua, các cơ quan hữu quan của TP.Hà Nội đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra để giảm ô nhiễm, hồi sinh nhưng đến nay Tô Lịch vẫn là dòng sông “chết”. Phóng viên báo Lao Động đã có cuộc khảo sát từ điểm đầu sông Tô là đường Hoàng Quốc Việt đến điểm hợp lưu với sông Nhuệ tại xã Hữu Hòa (Thanh Trì) để quan sát mức độ ô nhiễm của dòng sông này.

Tổ chức Nhật Bản muốn đầu tư 100% chi phí làm sạch toàn bộ sông Tô Lịch

Tô Thế |

Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản (JEBO) sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xử lý làm sạch toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây. Đơn vị này đã đưa ra giải pháp xử lý nước thải tại chỗ từ các cống trước khi xả thải ra sông để xử lý cả sông Tô Lịch bằng Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.

Phương án bơm nước từ sông Hồng “hồi sinh” sông Tô Lịch

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang lấy ý kiến các chuyên gia về đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc bơm nước sông Hồng vào sông Tô Lịch là cần thiết do sông Tô Lịch không có dòng chảy, trong khi đó lượng nước thải vẫn hằng ngày từ nhiều khu vực ở nội thành đổ vào con sông này.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.