Hạn hán, xâm nhập mặn là hệ quả của biến đổi khí hậu?

Nguyễn Hà |

Xâm nhập mặn đã, đang và được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Câu hỏi đặt ra là cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước mặt, chủ động ứng phó với hạn hán và đảm bảo nguồn nước trong tương lai?

Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Châu Trần Vĩnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết, hiện nay tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn biến như thế nào?

- Tình trạng hạn hán, thiếu nước năm nay xảy ra trên diện rất rộng, trải dài từ Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên đến Đồng bằng sông Cửu Long và có diễn biến hết sức phức tạp. Lượng mưa cũng như lượng dòng chảy trên các sông, suối phạm vi cả nước rất thấp so với trung bình nhiều năm, hiện tượng này gây thiếu hụt lượng nước ngay trong mùa mưa, lũ năm 2019.

Những cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nứt nẻ, khô cằn có nguy cơ mất trắng vì hạn mặn. Ảnh: TR.L
Những cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nứt nẻ, khô cằn có nguy cơ mất trắng vì hạn mặn. Ảnh: TR.L

Nhiều hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa lớn, quan trọng, lượng nước tích được đầu mùa cạn là không nhiều, chỉ từ 40-75% tùy từng hồ, đặc biệt có hồ chứa chỉ tích được khoảng 20%. Các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ cũng chỉ tích được 70-80%, nhiều hồ chỉ đạt 40-50%. Riêng hồ thủy điện Hòa Bình với dung tích hưu ích hơn 6 tỉ m3 đã ghi nhận mực nước thấp kỷ lục trong suốt gần 30 năm vận hành.

Biến đổi khí hậu có phải là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thưa ông?

- Biến đổi khí hậu đang diễn ra sớm và mạnh hơn so với chúng ta đã từng dự báo. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hạn hán, thiếu nước và nhiều hiện tượng cực đoan như thiên tai, lũ lụt khác trên phần lớn các khu vực ở nước ta như hiện nay.

Tác động rõ nét nhất của biến đổi khí hậu là làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy trên hầu hết các sông, suối, làm cho nhiều sông, suối bị suy giảm dòng chảy nghiêm trọng, nhiều nơi đạt mức thấp kỷ lục và gia tăng tình trạng lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở bờ sông, suối ở nhiều địa phương trên cả nước.

Hệ quả của nó là kéo theo tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đặc biệt là thiếu nước sạch phục vụ mục đích sinh hoạt của nhân dân ở nhiều địa phương như chúng ta đã thấy trong thời gian qua.

Những cánh đồng lúa khô cằn do hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TR.L
Những cánh đồng lúa khô cằn do hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TR.L

Để giảm thiểu nguy cơ thiếu nước trong thời gian còn lại của mùa cạn năm 2020, theo ông cần có những giải pháp như thế nào? Kịch bản lâu dài để ứng phó với tình trạng hạn mặn này là gì?

- Theo tôi, điều quan trọng nhất hiện nay là làm sao để thay đổi nhận thức sâu, rộng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, chia sẻ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước, điều đó sẽ làm giảm tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Đối với Đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều cuộc họp thống nhất các phương án điều chỉnh việc vận hành các hồ chứa theo từng giai đoạn cụ thể theo hướng sử dụng nước tiết kiệm, giảm thiểu tối đa nguy cơ thiếu nước.

Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù tình hình hạn mặn mùa khô năm 2020 vẫn được coi ở mức nghiêm trọng như năm 2016, nhưng do các công tác dự báo, cảnh báo sớm nên mặc dù đến thời điểm hiện tại, mức độ hạn, xâm nhập mặn vẫn diễn ra phức tạp nhưng mức độ thiệt hại đã được giảm thiểu đáng kể. Vấn đề đáng lo ngại nhất đến thời điểm hiện tại vẫn là đảm bảo được nguồn nước cho sinh hoạt ở một số khu vực.

Đối với các hồ chứa đang có thiếu hụt nguồn nước, như hồ Cửa Đạt (sông Mã), Bình Điền (sông Hương), A Vương (Vu Gia - Thu Bồn), Ka Nak (Ba), Sê San 4 (Sê San), Đại Ninh (Đồng Nai),… Chúng tôi đã trình lãnh đạo Bộ có văn bản phối hợp, chỉ đạo điều hành các hồ chứa. Các hồ chứa này do vẫn thiếu hụt nên phương án điều chỉnh giảm lưu lượng xả xuống hạ du cho phù hợp để bảo đảm đủ nước cấp cho từ 5-7 tháng còn lại của mùa cạn.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ đẩy mạnh xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh nhằm cân bằng các nguồn nước, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước nước một cách hợp lý theo không gian, thời gian đặc biệt là quy định các phương án phân bổ nguồn nước trong trường hạn hán, thiếu nước cho các mục đích sử dụng nhất là đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân.

Rất cảm ơn những chia sẻ của ông!

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Vào tâm điểm hạn mặn Cà Mau

Nhật Hồ - Phong Nguyễn |

Tỉnh Cà Mau vừa chính thức công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 tại huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh. Tỉnh này cũng đề nghị Bộ NNPTNT hưởng dẫn công bố thiên tai. Hạn mặn đã làm cho đời sống người dân nơi đây lâm vào cảnh khó khăn chồng chất. Không riêng gì Cà Mau, hàng loạt tỉnh tại ĐBSCL đang cần giải pháp để thoát khỏi vòng vây của hạn mặn.

Bộ đội cứu khát cho dân vùng hạn mặn

Kỳ Quan |

Hạn, mặn gay gắt đang làm cho nhiều hộ dân ở tỉnh Long An thiếu nước uống, sinh hoạt. Chia sẻ khó khăn với dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An tổ chức 6 xe bồn hàng ngày chở nước ngọt từ nhà máy nước ở Thành phố Tân An về cung cấp miễn phí cho dân vùng hạn, mặn.

Chua xót nhìn hàng ngàn ha lúa, hoa màu bị thiệt hại nặng nề do hạn mặn

Kỳ Quan |

Huyện Tân Trụ (tỉnh Long An) đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn mặn năm nay với hàng ngàn ha lúa, hoa màu, thanh long bị mất trắng hoặc ảnh hưởng năng suất.

Trực tiếp bóng đá Hoàng Anh Gia Lai 0-0 Quảng Nam: Hiệp 1

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Quảng Nam vs Hoàng Anh Gia Lai tại vòng 1 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 17h00 hôm nay (15.9).

10 tỉ đồng nhóm cựu lãnh đạo Bắc Ninh nhận từ 2 doanh nghiệp

Việt Dũng |

Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh, nguyên lãnh đạo sở của Bắc Ninh bị cáo buộc tạo điều kiện cho AIC, Sông Hồng trúng 6 gói thầu, nhận cảm ơn chục tỉ đồng.

Cô giáo trẻ ở Yên Bái chia sẻ về việc nổi tiếng khi dọn dẹp sau lũ

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Yên Bái - Hình ảnh cô giáo trẻ dọn dẹp giữa khung cảnh đổ nát sau cơn bão số 3 đã nhanh chóng lan truyền và thu hút sự chú ý của nhiều người.

Hà Nội có hơn 40 cầu yếu không đảm bảo lưu thông

Minh Hạnh |

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện toàn thành phố vẫn còn hơn 40 cây cầu không bảo đảm điều kiện lưu thông.

Đường dây 500kV mạch 3 có bị ảnh hưởng bởi bão số 3?

Anh Tuấn |

Theo EVNNPT, đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) không bị ảnh hưởng, hư hỏng bởi bão số 3.