Ngăn chặn triệt để việc đổ phế thải lấp sông Hồng sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Sau loạt bài điều tra “Hoạt động mờ ám ở bãi sông Hồng”, phản ánh thực trạng bảo kê, đổ phế thải lấp sông tại địa bàn quận Long Biên, (Hà Nội). Ngày 25.8.2022 thông tin đến Báo Lao Động, Công an quận Long Biên cho biết, tình trạng đổ phế thải ở tất cả các khu vực bị Báo Lao Động phản ánh đều đã được ngăn chặn.

Trước đó, ngày 18.7.2022 phóng sự "Hoạt động mở ám ở bãi sông Hồng: Bí ẩn những đoàn xe chở phế thải lấp sông”, được Báo Lao Động đăng tải. Phóng sự phản ánh tình trạng xuất hiện những cá nhân tổ chức thực hiện bảo kê, làm luật với cơ quan chức năng để đổ phế thải xây dựng trái phép tại điểm tập kết thuộc địa bàn phường Thạch Cầu (Long Biên).

“Hoạt động mờ ám ở bãi sông Hồng: Bí ẩn những đoàn xe chở phế thải lấp sông”

Ngay sau đó, Công an quận Long Biên đã phân công Ban Chỉ huy Công an quận, chỉ đạo các đơn vị liên quan, Công an phường Long Biên xác minh, xử lý. Sau khi xác minh điểm đổ phế thải theo báo phản ánh được xác định thuộc khu Lạch Trung, Thạch Cầu, phường Long Biên, quận Long Biên. Đất có nguồn gốc là đất công, do UBND phường Long Biên quản lý.

Ngày 22.6.2021, UBND phường Long Biên kí hợp đồng số 47/HĐ-UBND với bà Ngô Thị Thu (sinh năm 1979), trú tại tổ 2, phường Long Biên (Long Biên, Hà Nội).

Nội dung hợp đồng thỏa thuận cho cá nhân quản lý giúp UBND phường để chống lấn chiếm, chống đổ rác thải, giữ vệ sinh môi trường và được phép trồng cây ngắn ngày hàng năm, hoa, cây cảnh, rau sạch, tăng thu nhập ổn định đời sống hằng ngày và đảm bảo cảnh quan trong khu vực (tính từ ngày 22.6.2021 đến ngày 21.6.2022) khu đất có diện tích là 3.189,6m2.

Toàn cảnh khu tập kết phế thải ven sông Hồng.
Toàn cảnh khu tập kết phế thải ven sông Hồng.

Sau quá trình làm việc với Công an quận Long Biên, bà Thu xác nhận là gia đình đã tự ý thuê các xe ôtô chở đất, cát và phê thái xây dựng để san lấp lấy mặt bằng. Phần đổ chất thải san lấp có diện tích 110 m2.

Ngày 25.07.2022, UBND phường Long Biên đã tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng thừa đất của bà Ngô Thị Thu thuê thầu tại khu vực Lạch Trũng, Thạch Cầu, phường Long Biên (Long Biên). Bà Thu nhận thấy hành vi làm thay đổi hiện trạng, hủy hoại đất vi phạm nội dung hợp đồng đã kí kết với UBND phường Long Biên và xin cam kết không tái phạm.

Ngày 30.07.2022, UBND phường Long Biên đã ra quyết định XP VPHC số 517/QĐ-XPHC đối với bà Ngô Thị Thu về hành vi hủy hoại đất làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất quy định tại điểm a, khoản 1, điều 15 nghị định số 91/NĐ CP ngày 19.11.2019 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Để ngăn chặn các hành vi tổ chức đổ phế thải lấp sông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cảnh quan ven sông, Công an quận Long Biên đã kiến nghị UBND phường Long Biên thực hiện các giải pháp: cắm các biển “Cấm đổ rác”, làm rào chắn các đường mòn lối mở hạn chế ra khu vực ngoài bãi đất công giáp bờ sông; lắp 02 camera tại 02 cửa khẩu ra vào khu vực bãi giữa để kiểm tra, giám sát và xử lý đối với các đối trường hợp đồ trộm phế thải ra môi trường.

Hiện nay, tình trạng đổ phế thải xây dựng tại khu vực Lạch Trũng, Thạch Cầu, phường Long Biên, quận Long Biên đã  hoàn toàn được ngăn chặn sau phản ánh của Báo Lao Động.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Ai tiếp tay, tạo ra “địa chủ”, làng không sổ đỏ trên đất bãi sông Hồng?

NHÓM PV |

Hà Nội - Thời gian qua, Báo Lao Động có loạt bài “Hoạt động mờ ám ở bãi sông Hồng”, nêu lên thực trạng tại địa bàn tại quận Long Biên, khi những đoàn xe tải ngang nhiên chở phế thải lấp đất ven sông để cải tạo mặt bằng. Cùng những chiêu trò, phương thức “lách luật”, hô biến đất nông nghiệp thành đất ở, để rồi sau cùng, hệ quả của những hoạt động công khai này là sinh ra những ngôi làng “không sổ đỏ”, nạn bảo kê, tổ chức xây dựng, kinh doanh với quy mô hoành tráng thu phí dịch vụ của người dân trên đất công, ngay trước mắt các cơ quan quản lý Nhà nước.

Phường Long Biên nói gì việc bãi đất công ven sông Hồng bị "làm luật"?

NHÓM PV |

Hà Nội - UBND phường Long Biên tiến hành dỡ bỏ các biển quảng cáo khu sinh thái, xử lý các hạng mục sai phạm tại khu vực vườn nhãn Long Biên (dưới chân cầu Vĩnh Tuy). Đồng thời ra văn bản chỉ đạo công an xác minh việc "làm luật" để hô biến đất công, diễn ra tại Thạch Cầu, Long Biên.

Trục lợi ở bãi bồi Sông Hồng: Đúng người, đúng hành vi, sao chưa xử lý?

Tiến Dũng |

Sau khi Báo Lao Động đăng tuyến bài phản ánh, đã chỉ rõ người, rõ hành vi của các đối tượng, nhưng kỳ lạ thay, những động thái xử lý của phường Long Biên và quận Long Biên lại vô cùng yếu ớt, chưa ai bị xử lý.

Quản lý đất bồi bãi sông Hồng: "Thuế" vào túi ai?

NHÓM PV |

Tít: Quản lý đất bồi bãi sông Hồng: “Thuế” vào túi ai? 

Dồn dập các lượt xe tải quần thảo, máy xúc đào bới san lấp ngày đêm đã biến bãi đất bồi ven sông Hồng có phù sa màu mỡ trở thành các lô đất nham nhở, điểm đổ phế thải hay thậm chí là tổ chức xây dựng, kinh doanh với quy mô hoành tráng để thu phí dịch vụ, ngay trước mắt các cơ quan quản lý Nhà nước.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Ai tiếp tay, tạo ra “địa chủ”, làng không sổ đỏ trên đất bãi sông Hồng?

NHÓM PV |

Hà Nội - Thời gian qua, Báo Lao Động có loạt bài “Hoạt động mờ ám ở bãi sông Hồng”, nêu lên thực trạng tại địa bàn tại quận Long Biên, khi những đoàn xe tải ngang nhiên chở phế thải lấp đất ven sông để cải tạo mặt bằng. Cùng những chiêu trò, phương thức “lách luật”, hô biến đất nông nghiệp thành đất ở, để rồi sau cùng, hệ quả của những hoạt động công khai này là sinh ra những ngôi làng “không sổ đỏ”, nạn bảo kê, tổ chức xây dựng, kinh doanh với quy mô hoành tráng thu phí dịch vụ của người dân trên đất công, ngay trước mắt các cơ quan quản lý Nhà nước.

Phường Long Biên nói gì việc bãi đất công ven sông Hồng bị "làm luật"?

NHÓM PV |

Hà Nội - UBND phường Long Biên tiến hành dỡ bỏ các biển quảng cáo khu sinh thái, xử lý các hạng mục sai phạm tại khu vực vườn nhãn Long Biên (dưới chân cầu Vĩnh Tuy). Đồng thời ra văn bản chỉ đạo công an xác minh việc "làm luật" để hô biến đất công, diễn ra tại Thạch Cầu, Long Biên.

Trục lợi ở bãi bồi Sông Hồng: Đúng người, đúng hành vi, sao chưa xử lý?

Tiến Dũng |

Sau khi Báo Lao Động đăng tuyến bài phản ánh, đã chỉ rõ người, rõ hành vi của các đối tượng, nhưng kỳ lạ thay, những động thái xử lý của phường Long Biên và quận Long Biên lại vô cùng yếu ớt, chưa ai bị xử lý.

Quản lý đất bồi bãi sông Hồng: "Thuế" vào túi ai?

NHÓM PV |

Tít: Quản lý đất bồi bãi sông Hồng: “Thuế” vào túi ai? 

Dồn dập các lượt xe tải quần thảo, máy xúc đào bới san lấp ngày đêm đã biến bãi đất bồi ven sông Hồng có phù sa màu mỡ trở thành các lô đất nham nhở, điểm đổ phế thải hay thậm chí là tổ chức xây dựng, kinh doanh với quy mô hoành tráng để thu phí dịch vụ, ngay trước mắt các cơ quan quản lý Nhà nước.