Những dấu hiệu cảnh báo sớm về hành vi bạo lực ở trẻ em

Hương Lê (Theo Healthshots) |

Dưới đây là những dấu hiệu ban đầu của hành vi bạo lực ở trẻ em và những gì bạn có thể làm để kiểm soát nó.

Theo Healthshots, ngay cả trẻ mẫu giáo cũng có những hành vi bạo lực. Đây là một vấn đề nhức nhối và phức tạp cần được quan tâm ngay để hướng trẻ trở thành người tốt hơn trong tương lai.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm về hành vi bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên giúp cha mẹ xác định những đứa trẻ có nguy cơ trở nên hung hăng bao gồm: Bùng nổ cơn thịnh nộ khi không có được thứ mà chúng muốn, đe dọa, bắt nạt và cố gắng làm tổn thương bạn bè để có được thứ mình muốn, đối xử tàn ác với động vật, cố ý hủy hoại tài sản,...

Điều gì có thể kích hoạt bạo lực ở trẻ em?

Trong một số trường hợp, trẻ em trở nên hung hăng vì chúng bị kích thích bởi một vấn đề quá lớn đối với chúng. Cũng có thể là do trẻ chưa học được cách kiểm soát cảm xúc của mình hoặc giải quyết vấn đề theo cách được xã hội chấp nhận.

Ngoài ra, chính người lớn, đặc biệt là cha mẹ cũng có thể có ảnh hưởng to lớn tới hành vi của trẻ. Nếu bố mẹ cứ thường xuyên cãi nhau, xử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề thì dần dần con của họ cũng sẽ có những hành vi giống với bố mẹ mình trước kia.

Làm gì để hạn chế hành vi bạo lực ở trẻ?

Giúp trẻ thể hiện khía cạnh sáng tạo của mình: Khuyến khích các bạn trẻ theo đuổi các sở thích như vẽ phác thảo, đạp xe, bơi lội và đọc sách. Điều này sẽ giúp trẻ chuyển hướng suy nghĩ của chúng khỏi sự tức giận hoặc những cảm xúc không mong muốn khác.

Đặc biệt khi trẻ hay thể hiện sự tức giận thì cha mẹ có thể giúp em thể hiện sự tức giận của mình bằng cách giậm chân, chạy nước rút, đạp xe, đập đất sét hoặc thậm chí là khiêu vũ. Các hoạt động ngoại khóa là một phương pháp tuyệt vời để duy trì thái độ vui vẻ và dễ chịu.

Giúp trẻ kiểm soát cơn giận bằng ngôn ngữ học: Cha mẹ nên cung cấp cho con cái của họ những lựa chọn thay thế cơn thịnh nộ bằng lời nói, chẳng hạn như đếm ngược từ một trăm đến một. Hát to và chạy quanh nhà cho đến khi họ có thể kiểm soát được cảm xúc của mình.

Cha mẹ nên trò chuyện trực tiếp với con khi còn nhỏ. Điều này sẽ cho phép họ hình thành một mối liên kết sâu sắc hơn với con cái của họ, những người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi thể hiện cảm xúc của mình.

Giữ trẻ tránh xa các chương trình bạo lực: Trẻ em dễ tiếp xúc với hành vi hung hăng, bạo lực ở trên truyền hình hoặc trò chơi máy tính,...

Cha mẹ nên hạn chế cho con xem những chương trình này nếu trẻ có hành vi bạo lực dai dẳng mà nên chọn sách truyện và chương trình truyền hình đề cao lòng trắc ẩn, niềm vui và những giá trị tốt đẹp cho trẻ xem để củng cố thông điệp.

Cha mẹ cũng nên lưu tâm đến hành vi của mình đối với các mối quan hệ xung quanh. Bất kì hành vi khó chịu nào mà cha mẹ thể hiện đều dễ dàng được con cái bắt chước.

Hương Lê (Theo Healthshots)
TIN LIÊN QUAN

Người gây bạo lực học đường cũng cần được chăm sóc tâm lý

Trang Hà |

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, bạo lực học đường là một vấn nạn không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn gây tổn hại đến tâm lý và sự phát triển của học sinh, sinh viên. Khi đối diện bạo lực học đường cần tiếp cận, phòng ngừa, đánh giá và dự báo biểu hiện để có những tác động kiểm soát và giảm thiểu vấn nạn này.

Sinh viên hành hung bạn đổ máu, nhức nhối vấn nạn bạo lực học đường

Vân Trang |

Theo clip được lan truyền trên mạng xã hội, một nam sinh Trường Đại học FPT lao vào đánh tới tấp vào một sinh viên khác. Nạn nhân sau đó bị chảy nhiều máu, phải nhập viện.

Tình trạng bạo lực đối với trẻ em năm 2022 tăng so với năm 2021

KHÁNH LINH |

Ngày 18.5, Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức ChildFund Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

Người gây bạo lực học đường cũng cần được chăm sóc tâm lý

Trang Hà |

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, bạo lực học đường là một vấn nạn không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn gây tổn hại đến tâm lý và sự phát triển của học sinh, sinh viên. Khi đối diện bạo lực học đường cần tiếp cận, phòng ngừa, đánh giá và dự báo biểu hiện để có những tác động kiểm soát và giảm thiểu vấn nạn này.

Sinh viên hành hung bạn đổ máu, nhức nhối vấn nạn bạo lực học đường

Vân Trang |

Theo clip được lan truyền trên mạng xã hội, một nam sinh Trường Đại học FPT lao vào đánh tới tấp vào một sinh viên khác. Nạn nhân sau đó bị chảy nhiều máu, phải nhập viện.

Tình trạng bạo lực đối với trẻ em năm 2022 tăng so với năm 2021

KHÁNH LINH |

Ngày 18.5, Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức ChildFund Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”.