Tiếp sức cho đồng bào tôi

Đăng Khoa - Phi Long |

Ngày 18.10, đoàn công tác của Tổng LĐLĐVN, Quỹ TLV Lao Động do đồng chí Nguyễn Văn Ngàng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dẫn đầu, đã đến những vùng xa xôi của tỉnh Quảng Bình (nơi đang phải chịu hậu quả nặng nề nhất trong trận lũ lịch sử vừa qua) để trao quà của CNVC-LĐ cả nước tiếp sức cho người dân vùng lũ. Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Ngàng đã động viên, trao quà từ Quỹ TLV Lao Động cho giáo viên, học sinh Trường tiểu học số 1 Tân Hóa và đồng bào xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa), đồng bào xã Phong Hóa (huyện Tuyên Hóa) và giáo dân Cồn Két (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình).

Tiêu điều Tân Hóa

Chúng tôi đến xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) thì nước lũ đã rút đi. Con đường bêtông dẫn vào trung tâm xã bùn đất lầy lội, nhão nhoét. Hai bên đường, dưới ghềnh sâu, những hàng tre bị nước lũ cuốn đổ ngả nghiêng, gốc trơ nằm đó. Tân Hóa nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi tứ bề, nên thơ ở thượng nguồn sông Gianh. Đối với người dân nơi đây, lũ là điều không hề lạ lẫm, họ quen lắm, nhưng lũ to, nước ngập tới nóc nhà như vừa qua thì đã xảy ra 6 năm về trước. Bà Trương Thị Hân (thôn 2, xã Tân Hóa) kể: “Nước lũ dâng nhanh lắm, vừa quá bụng thì đã tới ngực, không thua kém chi trận lũ năm 2010. Ngô, lạc, gạo, áo quần, sách vở của đứa con trai không kịp cứu, bị lũ nhấn chìm, ướt sạch sành sanh. Bảy người trong gia đình kéo nhau chạy ra Trường Tiểu học Tân Hóa trú lũ”. Không có cơm ăn, nước không có uống, cả gia đình bà Hân sống nhờ sự sẻ chia từ cái bánh ép, đến gói mỳ tôm nhai sống của những người dân trong thôn và chính quyền địa phương. Điều bà Hân lo lắng sách vở của cậu con trai Trần Văn Tâm số bị ướt, số đã bị nước lũ cuốn trôi chưa có tiền sắm lại để con đến lớp.

Đứng cạnh, ông Trần Xuân Thông (thôn 2) động viên: “Người còn, của còn, Nhà nước, xã hội sẽ còn giúp mình thôi, đừng lo lắng quá”. Ông Thông bảo rằng những chiếc nhà phao đã cứu người dân Tân Hóa trong trận lũ lịch sử năm nay. “May thay là toàn xã có hơn 200 nhà phao, lũ dâng đến đâu, nhà nổi đến đó chứ không có nó thì…”, ông Thông - nói. Lũ rút đi, điều mà ông Thông cũng như người dân nơi đây e sợ nhất là thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường không đảm bảo, dịch bệnh rất dễ xảy ra.

Tại rốn lũ Tân Hóa, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Văn Ngàng thắp hương và gửi lời chia buồn đến gia đình ông Thái Xuân Năng (63 tuổi, ở thôn 3 Yên Thổ,) bị lũ cuốn trôi ngày 14.10. Gạt vội dòng nước mắt, cụ bà Trương Thị Long (84 tuổi) đau xé lòng kể về cái chết oan nghiệt của người con trong cơn lũ dữ. Hơn 2 ngày sau mới tìm thấy thi thể, đám tang ông Năng được tổ chức vội vàng khi nước lũ chưa rút hết, đám tang lặng lẽ trong tiếng khóc than mà không áo giấy vàng mã. Khuôn mặt ai cũng thất thần, bơ phờ sau trận lũ dữ. Đến thăm gia đình ông Thái Bình và ông Trương Xuân Đức (ở thôn 2 Yên Thọ), lãnh đạo Tổng LĐLĐVN và GĐ Quỹ TLV Lao Động đã ân cần thăm hỏi tình hình khó khăn sau lũ, động viên các gia đình từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống và trao quà hỗ trợ có trị giá 500.000 đồng/suất.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Văn Ngàng trao quà cho học sinh vùng rốn lũ Tân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Ảnh: LÊ PHI LONG

Đến Trường Tiểu học số 1 Tân Hóa, nước lũ vẫn chưa rút hết, đường vào trường còn lấm lép bùn non. Tận tay trao quà cho các em học sinh vùng rốn lũ, ai cũng rưng rưng nghẹn ngào trước những khó khăn mà người dân và học sinh nơi đây đang phải trải qua. Cô giáo Đinh Thị Bạch Dương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Tân Hóa - nói: “Tôi rất cảm động bởi nguồn động viên kịp thời đối với thầy cô và học sinh vùng khó khăn, phải chịu cảnh thiên tai, ngập lụt như thế này. Tổ chức Công đoàn thật sự là tổ ấm, tạo động lực cho nhà trường cũng như các em học sinh vượt lên khó khăn để dạy tốt, học tốt hơn”.

Tiếp lời cô Dương, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa - đã gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Tổng LĐLĐVN và Quỹ TLV Lao Động đã có những món quà thiết thực, kịp thời đến người dân vùng rốn lũ Tân Hóa. “Dẫu còn nhiều khó khăn đang phải đối mặt, nhưng đây là động lực để người dân địa phương từng bước vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất”, ông Đinh Hữu Niên - Chủ tịch Minh Hoá nói.

“Cảm ơn những tấm lòng vàng”

Hôm qua, khi đến trụ sở UBND để nhận quà của Quỹ TLV Lao Động trao tặng, người dân ở xã Phong Hóa có thời gian chia sẻ với nhau những gì vừa qua xảy đến với gia đình họ. Chúng tôi bắt gặp những gương mặt bơ phờ sau nhiều đêm thức trắng gồng mình chống lũ và dọn dẹp nhà cửa, nhưng lo toan cho cuộc sống những ngày sắp tới khi mà nhiều tài sản quý giá nhất trong nhà từ cái tivi, nồi cơm điện, hay đơn giản chỉ là chiếc chổi quét nhà đã bị lũ cuốn đi. Bà Lê Thị Hồng (thôn Trung Nội, xã Phong Hóa) thật thà kể: “Lũ lên tui không cứu được cái chi trong nhà hết, chỉ có mỗi bộ áo quần mặc mấy ngày nay rồi. Bây giờ không có nước để giặt giũ áo quần, chăn màn, khổ quá”. Xã Phong Hóa là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại khi mưa, nước lũ dâng cao nhất từ trước đến nay. Tại trung tâm UBND xã Phong Hóa, những món quà được trao kịp thời cho người dân ngay bên cạnh vệt nước còn in hằn trên tường chưa kịp khô cao hơn 2m ngay trên bức tường của trụ sở UBND xã. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Văn Ngàng đã tận tay trao 100 suất quà cho người dân. Cty Thiên Ân Dược chi nhánh Bắc Ninh cùng các nhà hảo tâm làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội cũng đã trao 1.200 thùng mì tôm và 5 tạ gạo cho người dân địa phương. Nhận món quà của Quỹ TLV Lao Động, bà Phương rưng rưng nói: “Thật sự cảm ơn tình cảm của các nhà hảo tâm đã dành cho tui, cho người dân vùng lũ. Cảm ơn tấm lòng vàng”.

Chiều muộn, chúng tôi vượt sông Gianh đến thôn Cồn Két (phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn). Cồn Két có 59 hộ dân là giáo dân giáo hộ Trung Giang, thuộc xứ Thanh Phong. Đây là vùng đất cồn bãi nơi giao nhau giữa sông và biển vừa gánh chịu hậu quả do Formosa gây ra chưa khắc phục xong, nay mưa lũ gây thiệt hại nặng nề khiến đời sống người dân khổ chồng khổ. Ông Hoàng Ngọc Dương - Trưởng thôn Cồn Két - cho hay, mưa lũ đã khiến 100% nhà dân bị ngập lụt cao hơn 2 mét, tình hình nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông Dương đã gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Tổng LĐLĐVN và Quỹ TLV Lao Động đã vượt khó khăn đến với người dân vùng cồn bãi. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Văn Ngàng trao tận tay người dân Cồn Két những phần quà trị giá 500.000 đồng và ân cần động viên người dân cố gắng vượt qua khó khăn, kính Chúa, yêu nước, đoàn kết, thương yêu nhau.

Để sự hỗ trợ của Quỹ TLV Lao Động đến tận tay người dân vùng lũ Quảng Bình, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình là cầu nối tích cực, góp phần đưa những phần quà nhanh chóng đến với người dân. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Bình Nguyễn Lương Bình chia sẻ, “là những cán bộ công đoàn, sống cùng hơi thở với công nhân lao động nên chúng tôi rất thấu hiểu được những khó khăn mà người lao động và người dân địa phương đã và đang trải qua. Thiên tai xảy ra là điều không ai mong muốn và hậu quả xảy ra trong số đó người lao động cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Vì vậy, khi mưa lũ xảy ra, cán bộ công đoàn chúng tôi không nề hà chuyện gì mà tâm niệm rằng phải triển khai mọi biện pháp để đến được với người dân một cách nhanh nhất, kịp thời nhất để giúp người dân vượt qua khó khăn sau lũ dữ.

Vào dịp này, nhằm chia sẻ khó khăn với người dân bị thiệt hại do mưa lũ, Quỹ TLV Lao Động sẽ tổ chức đợt cao điểm vận động ủng hộ đồng bào bắc miền Trung với lời kêu gọi chính thức của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về việc ủng hộ đồng bào 4 tỉnh bắc miền Trung, các mặt hàng tiếp nhận gồm tiền mặt, tôn lợp nhà, thiết bị, đồ dùng, gạo, thực phẩm khô, nhu yếu phẩm, sách, vở cho học sinh, quần áo mới… Trước mắt hỗ trợ cho người dân Quảng Bình 1.000 suất quà cho 1.000 gia đình, trị giá 500.000 đồng/suất với tổng trị giá 500 triệu đồng. Trong những ngày tới, Quỹ TLV Lao Động sẽ đến với bà con vùng lũ tại Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Trị.

Trước đó, tại chương trình lễ kỷ niệm 20 năm Quỹ TLV Lao Động tổ chức sáng 16.10.2016 tại Hà Nội, đồng chí Chủ tịch HĐQL quỹ đã kêu gọi các đơn vị, cá nhân hảo tâm cùng tham gia đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung. Số tiền các đơn vị đăng ký ủng hộ quỹ trong ngày 16.10.2016 là 1,4 tỉ đồng, gồm nhiều chương trình, trong đó có tiền ủng hộ các tỉnh miền Trung đang gặp bão lũ.

Đăng Khoa - Phi Long
TIN LIÊN QUAN

Tường trình từ đập thủy điện Hố Hô

PHÓNG SỰ CỦA TRẦN TUẤN - HƯNG THƠ |

Nước lũ từ thượng nguồn đổ ập xuống làng mạc, nhà cửa, phá nơi ở, sinh kế của hàng ngàn hộ dân các tỉnh Bắc Trung Bộ. Vùng đất miền Trung vốn đã nghèo khó này luôn phải đối mặt với gian khó, giờ lại thêm cơn lũ dữ, lốc xoáy đã mấy hôm nay. Từ hiện trường các vùng bị cô lập nặng do mưa lũ, phóng viên Lao Động tường trình về tình trạng thiên tai do thiên nhiên cộng thêm việc xả lũ từ các hồ đập thủy điện do chính con người tạo ra.

7 ngư dân dũng cảm cứu hộ 44 người gặp nạn trên biển: Tình người trong hoạn nạn

LÂM HƯNG THƠ |

Chiếc tàu vận tải bị chìm gần đảo Cồn Cỏ cùng 44 người hôm 11.10 ở Quảng Trị, tình huống xấu nhất có thể thành đại tang, nếu không có sự ứng cứu kịp thời và tình người của ngư dân Quảng Trị. “Tàu chìm, tàu chìm, hơn 40 chục người rơi xuống biển” - nhận được thông tin này qua điện thoại, chiếc tàu cá đang thả neo hành nghề gần khu vực tàu chìm, lập tức kéo neo, chuyển hướng. Tiếp cận hiện trường, có quá nhiều người đang kiệt sức vì bì bõm quá lâu dưới biển, nhưng 7 ngư dân vẫn bình tĩnh kéo từng người, rồi đưa lên chiếc tàu cá nhỏ bé vài chục CV đang chông chênh vì “quá tải”.

Làng biển chịu ơn ông nhiều lắm

PHÓNG SỰ CỦA TRẦN TUẤN |

“Vợ ông ấy bị bệnh, nhưng lúc dậy được vẫn ra bắt sò, bắt ốc bán kiếm tiền, con cái của ông cũng vất vả như dân làng đây cả. Rứa mà ông ấy giúp dân, giúp xã nhiều lắm. Cho dân đất, cát làm nhà, làm sân, rồi cho xã làm đường, xây hội quán, mua sắm bàn ghế... trị giá mấy trăm triệu đồng. Làng biển ni chịu ơn ông nhiều lắm” - chị Trần Thị Mỹ nói về người hàng xóm Trần Văn Lênh (66 tuổi, xóm 2, xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Tường trình từ đập thủy điện Hố Hô

PHÓNG SỰ CỦA TRẦN TUẤN - HƯNG THƠ |

Nước lũ từ thượng nguồn đổ ập xuống làng mạc, nhà cửa, phá nơi ở, sinh kế của hàng ngàn hộ dân các tỉnh Bắc Trung Bộ. Vùng đất miền Trung vốn đã nghèo khó này luôn phải đối mặt với gian khó, giờ lại thêm cơn lũ dữ, lốc xoáy đã mấy hôm nay. Từ hiện trường các vùng bị cô lập nặng do mưa lũ, phóng viên Lao Động tường trình về tình trạng thiên tai do thiên nhiên cộng thêm việc xả lũ từ các hồ đập thủy điện do chính con người tạo ra.

7 ngư dân dũng cảm cứu hộ 44 người gặp nạn trên biển: Tình người trong hoạn nạn

LÂM HƯNG THƠ |

Chiếc tàu vận tải bị chìm gần đảo Cồn Cỏ cùng 44 người hôm 11.10 ở Quảng Trị, tình huống xấu nhất có thể thành đại tang, nếu không có sự ứng cứu kịp thời và tình người của ngư dân Quảng Trị. “Tàu chìm, tàu chìm, hơn 40 chục người rơi xuống biển” - nhận được thông tin này qua điện thoại, chiếc tàu cá đang thả neo hành nghề gần khu vực tàu chìm, lập tức kéo neo, chuyển hướng. Tiếp cận hiện trường, có quá nhiều người đang kiệt sức vì bì bõm quá lâu dưới biển, nhưng 7 ngư dân vẫn bình tĩnh kéo từng người, rồi đưa lên chiếc tàu cá nhỏ bé vài chục CV đang chông chênh vì “quá tải”.

Làng biển chịu ơn ông nhiều lắm

PHÓNG SỰ CỦA TRẦN TUẤN |

“Vợ ông ấy bị bệnh, nhưng lúc dậy được vẫn ra bắt sò, bắt ốc bán kiếm tiền, con cái của ông cũng vất vả như dân làng đây cả. Rứa mà ông ấy giúp dân, giúp xã nhiều lắm. Cho dân đất, cát làm nhà, làm sân, rồi cho xã làm đường, xây hội quán, mua sắm bàn ghế... trị giá mấy trăm triệu đồng. Làng biển ni chịu ơn ông nhiều lắm” - chị Trần Thị Mỹ nói về người hàng xóm Trần Văn Lênh (66 tuổi, xóm 2, xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).