Giải mã tục "gọi hồn" con cháu, đón Tết mưa ở cực Tây A Pa Chải

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tết mùa mưa là 1 trong 2 cái tết lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây - A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Trước ngày tết chính, mỗi gia đình đều phải đi "gọi hồn" con cháu về ăn Tết. Đây là 1 phong tục độc đáo mà đồng bào dân tộc Hà Nhì còn gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.


Tết Mùa mưa (Dế khù chà) được người Hà Nhì tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm khi mùa mưa đã bắt đầu.
Tết Mùa mưa (Dế khù chà) được người Hà Nhì tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm khi mùa mưa đã bắt đầu.
Trước ngày tết chính, mỗi gia đình đều phải thực hiện một nghi lễ quan trọng là “gọi hồn” con cháu trong nhà.
Trước ngày tết chính, mỗi gia đình đều phải thực hiện một nghi lễ quan trọng là “gọi hồn” con cháu trong nhà.
Ông Pờ Dần Xinh - Nghệ nhân ưu tú
Ông Pờ Dần Xinh - Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng (dân tộc Hà Nhì) cho biết: "Trước đây Tết mùa mưa có phần lễ và phần hội, được tổ chức trong nhiều ngày. Theo đó, phần lễ được các gia đình tự tổ chức còn phần hội thì cộng đồng trong bản, trong xã cùng tổ chức với nhiều trò chơi truyền thống. Tuy nhiên những năm gần đây thì dân tộc Hà Nhì chỉ duy trì được phần lễ. Trong các nghi lễ của ngày Tết mùa mưa thì tục gọi hồn quan trọng nhất" - Ông Xinh nói.
Theo quan niệm của người Hà Nhì, khi mùa mưa đến, những cơn mưa triền miên mang theo sấm sét làm cho con cháu bị giật mình, một phần hồn vía bị bay mất nên phải làm lễ “gọi hồn” về trước khi đón tết.
Theo quan niệm của người Hà Nhì, khi mùa mưa đến, những cơn mưa triền miên mang theo sấm sét làm cho con cháu bị giật mình, một phần hồn vía bị bay mất nên phải làm lễ “gọi hồn” về trước khi đón tết.
Nghi lễ cúng “gọi hồn” phải được thực hiện ngoài sân, vườn hoặc cổng.
Nghi lễ cúng “gọi hồn” phải được thực hiện ngoài sân, vườn hoặc cổng.
Người thực hiện nghi lễ này phải là nữ, thường là chủ nhà hoặc 1 người hiểu biết về tín ngưỡng, tâm linh.
Người thực hiện nghi lễ này phải là nữ, thường là chủ nhà hoặc 1 người hiểu biết về tín ngưỡng, tâm linh. Chủ lễ sẽ đọc tên lần lượt các con, cháu trong gia đình và gọi hồn họ quay trở lại. Cùng với đó là cầu mong sức khỏe và bình an cho mọi người.
Mâm lễ cúng gồm có 1 bát gạo, 1 bát nước chè, 1 bát rượu và 1 bát nước trằng. Trên mâm lễ còn được được đặt quần áo hoặc đồ vật của các thành viên trong gia đình.
Mâm lễ cúng gồm có 1 bát gạo, 1 bát nước chè, 1 bát rượu và 1 bát nước trắng. Trên mâm lễ còn được được đặt quần áo hoặc đồ vật của các thành viên trong gia đình.
Trong lễ vật dâng cúng, mỗi gia đình phải chọn những con gà to khỏe nhất để dâng lên thần núi, thần sông...
Trong lễ vật dâng cúng, mỗi gia đình phải chọn những con gà to khỏe nhất để dâng lên thần núi, thần sông...
Sau khi gọi hồn, những con gà sẽ được đem làm thịt và gia chủ lại tiếp tục cúng ông bà, tổ tiên để báo cáo rằng đã gọi con cháu về đông đủ.
Sau khi gọi hồn, những con gà sẽ được đem làm thịt và gia chủ lại tiếp tục cúng ông bà, tổ tiên để báo cáo rằng đã gọi con cháu về đông đủ.
Không giống như những dân tộc khác, bàn thờ của người Hà Nhì thường được đặt ở một vị trí cáo, ngay trên đầu giường của chủ nhà. Đó là một chiếc giỏ được đan bằng tre. Người già ở đây cho biết, bàn thờ được làm đơn giản như vậy vì tổ tiên của người Hà Nhì vốn sống du canh, du cư vì vậy khi di chuyển thì chỉ việc nhấc bàn thờ ra và mang theo.
Không giống như những dân tộc khác, bàn thờ của người Hà Nhì thường được đặt ở một vị trí cao, ngay trên đầu giường của chủ nhà. Đó là một chiếc giỏ được đan bằng tre. Người già ở đây cho biết, bàn thờ được làm đơn giản như vậy vì tổ tiên của người Hà Nhì vốn sống du canh, du cư vì vậy khi di chuyển thì chỉ việc nhấc bàn thờ ra và mang theo.
Sáng sớm ngày tết chính, gia chủ đi lấy 1 cành cây trên rừng về buộc trước cửa nhà
Sáng sớm ngày tết chính, gia chủ đi lấy 1 cành cây trên rừng về buộc trước cửa nhà. Đây là một loại cây rừng, thân thẳng và luôn xanh tốt đã được người Hà Nhì chọn làm cây cúng.
Dưới gốc cành cây, chủ nhà cũng buộc thêm các loại lương thực mà gia đình trồng được để “dâng lên các vị quan tuần khi đi qua“.
Dưới gốc cành cây, chủ nhà cũng buộc thêm các loại lương thực mà gia đình trồng được để “dâng lên các vị quan tuần khi đi qua.
Người già ở đây cũng cho biết: “Theo truyền thuyết của người Hà Nhì, khi quan tuần đi qua sẽ kiểm tra chất lượng lương thực để biết tình hình làm ăn của chủ nhà“. Sau đó quan tuần sẽ lấy đi một phần.
Người già ở đây cũng cho biết: “Theo truyền thuyết của người Hà Nhì, khi quan tuần đi qua sẽ kiểm tra chất lượng lương thực để biết tình hình làm ăn của chủ nhà. Sau đó quan tuần sẽ lấy đi một phần".
Sau mọi nghi lễ, chủ nhà sẽ mời các vị khách và toàn thể con cháu trong gia đình ngồi vào mâm và chúc cho nhau những điều tốt đẹp.
Sau mọi nghi lễ, chủ nhà sẽ mời các vị khách và toàn thể con cháu trong gia đình ngồi vào mâm cơm và chúc cho nhau những điều tốt đẹp.
VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên Điện Biên bất chấp hiểm nguy, vượt lũ đến trường trên bè tự chế

VĂN THANH CHƯƠNG |

Chiều 25.7, nhiều giáo viên ở xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã phải bất chấp nguy hiểm để vượt lũ đến trường trong dòng nước xiết.

Những đôi tay nhúng chàm tạo di sản người Mông

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Mông ở Điện Biên là một chuỗi các công đoạn được làm thủ công, tinh xảo; màu sắc và chất liệu đều được lấy từ thiên nhiên. Trong đó kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải là một công đoạn vô cùng độc đáo.

Xử phạt người khoe "gọi hồn", chữa COVID-19

Mai Hường |

Bà N.T.V. (43 tuổi, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bị xử phạt vì vi phạm nếp sống văn hoá, cung cấp thông tin cổ suý hủ tục, mê tín...

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.