Cần nhiều hơn nữa những doanh nhân dám đột phá

Lê Thanh Phong |

Cộng đồng doanh nghiệp đã có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước, đó là điều mà ai cũng phải ghi nhận, nhìn từ những thay đổi tích cực của Việt Nam trong những năm gần đây.

Chính phủ đã có những chính sách phù hợp và kịp thời để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nhà máy, khu công nghiệp được xây dựng, công ty trong và ngoài nước được thành lập, thu hút hàng triệu lao động, nhiều người có việc làm, thu nhập ổn định.

Có thêm những công trình xây dựng, những cây cầu, đường cao tốc,… Phải thừa nhận đó là sự cố gắng, trong đó doanh nghiệp gồng vai gánh vác rất nhiều. Khu đô thị mới mọc lên khắp nơi, các dự án khu dân cư hoành tráng, đẹp đẽ, văn minh, trong đó chủ yếu là nguồn lực của cộng đồng doanh nghiệp.

Đa số người dân có cuộc sống vật chất đầy đủ, đó là nhờ có việc làm, đồng lương tốt, nhờ vào nền sản xuất nội địa phát triển, trong đó có một số sản phẩm xuất khẩu, được thị trường thế giới chấp nhận.

Tuy nhiên cũng phải thành thật với nhau, sản phẩm của Việt Nam có thương hiệu trên thế giới quá ít ỏi, hiệu quả kinh tế không cao.

Điều cần suy nghĩ là, nếu chỉ vẫn cách đi như hiện nay, Việt Nam sẽ khó bắt kịp những quốc gia giàu có trên thế giới. Hãy thử đánh giá thành tựu của Việt Nam, sẽ thấy chưa có sự đột phá để đi thật nhanh và thật xa.

Nhiều ngành, địa phương, doanh nghiệp  vẫn bước đi từng bước rất chậm chạp, chưa kể có khi bị dừng lại, loay hoay tìm lối, gọi là cải cách, đổi mới tư duy, nhưng nói đúng ra là sửa lại cái mình làm chưa đúng. Chúng ta mất rất nhiều thời gian cho những lần loay hoay đó và khi thoát ra được lại tự khen mình đổi mới.

Có thay đổi, nhưng chỉ thay vì ăn no mặc ấm thì nay đã ăn ngon mặc đẹp. Thêm một chiếc áo mới, căn nhà khang trang hơn, đô thị hiện đại hơn, ít xe đạp và nhiều ôtô trên phố hơn, đó là ta hơn ta thời nghèo đói, nhưng vẫn còn thua xa các nước phát triển. Chưa kể, với tốc độ này, sẽ còn tụt hậu hơn nữa, khoảng cách không những không thu hẹp mà xa hơn.

Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chỉ trao qua đổi lại các khu đất, các dự án để kiếm tiền, sản xuất ra được những sản phẩm bình thường, cạnh tranh để tìm chút lợi nhuận nhỏ nhoi, bấp bênh trước những đe dọa của sự thay đổi công nghệ như “cơn bão đi qua địa cầu”.

Trước những sự thay đổi lớn lao của thế giới, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động làm ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao để bán cho thiên hạ, như họ đang bán cho mình.

Tại Diễn đàn cao cấp và triển lãm về cách mạng 4.0 được tổ chức gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra 4 vấn đề cần giải quyết, trong đó quan trọng nhất là phải thay đổi nhận thức về cuộc cách mạng 4.0 một cách sâu sắc, rõ ràng hơn. Từ đó, có bước đi, cách làm hợp lý. Đó là sự thay đổi trong phương thức sản xuất, dịch vụ, nền kinh tế số. Việt Nam phải thay đổi giải pháp công nghệ chứ không chỉ áp dụng những công nghệ truyền thống.

Từ cách đặt vấn đề của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để soi chiếu lại, cho thấy cộng đồng doanh nghiệp cần phải chuyển nhanh hơn bằng các giải pháp công nghệ, đó mới là đột phá, đó mới là cách để “đi tắt đón đầu” hiểu theo nghĩa ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để bỏ qua những bước đi thủ công.

Khi về làm Giám đốc Khoa học cho Viện Big Data của Vingroup, GS Vũ Hà Văn chia sẻ với báo chí rằng, nếu làm ra một vài sản phẩm để thay đổi nền kinh tế là không tưởng, bởi nền tảng khoa học công nghệ trong nước còn yếu. Nhưng với ngành dữ liệu hoàn toàn có thể “đi tắt đón đầu” bằng cách tận dụng công nghệ tiên tiến thế giới vào những ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hằng ngày.

Vingroup đã bắt đầu nghiên cứu tạo ra các sản phẩm công nghệ, và còn ai nữa, Thaco và Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố hợp tác chiến lược và công nghệ sản xuất nông nghiệp sạch là mục tiêu mà họ vươn tới,…

Chúng ta đang cần nhiều hơn nữa những gương mặt doanh nhân dám đột phá bằng công nghệ để tạo ra giá trị mới cho đất nước.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ kỳ vọng sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp, doanh nhân

Hoàng Hải |

Sáng 13.10, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chủ trì họp báo công bố Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương năm 2017.

Kỳ vọng ở doanh nhân dân tộc

Khánh Vũ (thực hiện) |

“Kỳ vọng trong 10 năm tới, lực lượng doanh nhân Việt Nam có sự bùng nổ, phát triển cả về chất và về lượng. Nuôi dưỡng, phát triển những doanh nghiệp (DN), doanh nhân, đặc biệt là những DN, doanh nhân dân tộc thì mới phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ, độc lập, bền vững” - chia sẻ của TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) với Lao Động trong ngày Doanh nhân Việt Nam (13.10.2004 - 13.10.2018). 

Chân dung những bóng hồng quyền lực nhất trong giới doanh nhân Việt Nam

PD |

Bản lĩnh, đầy quyết tâm, những bóng hồng thép đã tự đứng trên đôi chân của mình, chèo lái những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và ghi danh mình trên bản đồ thế giới.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.