Đổi giấy phép lái xe qua mạng: Muốn nhanh thì phải... từ từ!

Anh Đào |

Mất đứt 162 triệu đồng/tháng tiền thuê dịch vụ cho việc thí điểm dịch vụ cấp giấy phép lái xe (GPLX) trực tuyến. Nhưng suốt từ 7.2020, mới chỉ có 10 hồ sơ cấp đổi thành công.

Nói cho công bằng thì không chỉ 10 hồ sơ cấp đổi thành công mà còn có thêm... 1 hồ sơ cấp mới nữa.

Và ngoài 1 hồ sơ cấp mới thì số tài khoản truy cập cổng dịch vụ công (thao tác và xem) cũng được tính đếm: 1.019 lượt tính đến hết tháng 2.2021.

Nhưng phải nói thẳng: Con số đó ít đến thảm hại so với chi phí và kỳ vọng.

11 hồ sơ cấp, đổi thành công, trong khi mỗi tháng Tổng cục Đường bộ mất đứt 162 triệu tiền thuê dịch vụ công nghệ thông tin cho việc thí điểm cấp đổi GPLX qua mạng.

Còn kỳ vọng. Hồi công bố nâng “cái dịch vụ công này” lên cấp độ 4, với ước tính hơn 965.000 lượt người thực hiện hàng năm, số tiền tiết kiệm tăng thêm so với thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 sẽ lên tới hơn 323,9 tỉ đồng/năm.

Tại sao dân lại chẳng mặn mà, dẫu dịch vụ công ưu việt đến mức đưa vào tận phòng khách, lách cách keyboad 5 phút là xong thủ tục?

Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Quản lý Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, việc thực hiện đăng ký phải qua rất nhiều bước: Truy cập cổng dịch vụ công, đăng ký, nhận mã xác thực qua điện thoại di động (số điện thoại chính chủ); tra cứu vi phạm giao thông; tra cứu dữ liệu sức khỏe; thanh toán trực tuyến… Hầu hết các dịch vụ này đều phải sử dụng cùng một số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân kết hợp với số điện thoại di động chính chủ…, do đó đã dẫn đến hạn chế trong việc khai báo, đăng ký trên cổng dịch vụ công.

Ngay cả việc thanh toán nữa, cũng quá phức tạp.

Ngay cả chứng nhận sức khoẻ nữa, cũng rất hạn chế khi trong giai đoạn thí điểm mới chỉ có vài bệnh viện ở Hà Nội và Hà Nam có tích hợp mã khám sức khỏe điện tử trên cổng dịch vụ công Quốc gia.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - bà Phan Thị Thu Hiền cũng nêu cái khó: Việc kết nối dữ liệu giữa ngành Công an (CSGT) với cơ sở dữ liệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng chưa… ổn định.

Tóm lại, sự thất bại là vì sự thiếu kết nối, thiếu đồng bộ. Bởi dù dịch vụ cấp đổi GPLX- dẫu cấp độ 4 nhưng những yếu tố khác: Hồ sơ y tế, hồ sơ tra cứu vi phạm pháp luật giao thông hay thanh toán trực tuyến… mà chưa theo kịp, mà thiếu kết nối thì cấp độ 4 cũng chỉ là một con số mà thôi.

Người dân có muốn nhanh chóng, thuận tiện, đỡ những chi phí không chính thức, đỡ bị hành là chính không?

Hỏi cũng đã là trả lời.

Nhưng dịch vụ công trực tuyến xét ra, cần sự đồng bộ để ít nhất nó đừng khiến người dân rối não, thậm chí phát khùng khi mà không thể trình bày với cái máy được.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Người dân không mặn mà với cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến - vì sao?

Đặng Tiến |

Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, trong đó kiến nghị chưa nhân rộng cấp, đổi giấy phép lái xe cấp độ 4 ra toàn quốc sau một thời gian triển khai do lượng người dân tham gia quá ít.

Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được phổ cập diện rộng

Khánh An |

Đến năm 2030, Bộ Nội vụ phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

Cán mốc 2.700 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm gần 8.000 tỉ đồng/năm

Vương Trần |

Với tổng số 2.700 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, ước tính chi phí tiết kiệm khoảng 8.000 tỉ đồng/năm so với trước đây.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.