Kinh phí công đoàn còn sử dụng xây nhà ở xã hội, hỗ trợ cho người lao động

Lê Thanh Phong |

"Với khoản tích lũy kinh phí công đoàn nộp lên cấp tỉnh và Trung ương từ năm 1957 khi Luật Công đoàn đầu tiên ra đời, Tổng liên đoàn đề xuất sử dụng vào xây nhà ở xã hội" - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN phát biểu tại thảo luận tổ về dự án Luật Công đoàn sửa đổi ngày 8.6.

Ông Nguyễn Đình Khang phân tích, thực tế số tiền kinh phí công đoàn chăm lo trực tiếp cho đoàn viên, người lao động là gần 84%; còn lại là để chi tiêu cho 3 cấp. Do vậy, cơ bản kinh phí công đoàn là để chăm lo trực tiếp cho người lao động.

Trong các việc chăm lo cho người lao động, sắp tới còn có trách nhiệm xây nhà ở xã hội.

Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.

Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới có nội dung: "Hoàn thiện pháp luật và tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn".

Như vậy, kinh phí công đoàn còn dành để thực hiện nhiệm vụ mới là chăm lo nhà ở cho người lao động.

Chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 đang gặp rất nhiều khó khăn, đã qua được 1/3 thời gian nhưng mới chỉ hoàn thành được rất ít mục tiêu. Tính đến tháng 2.2024, mới có 6 dự án ở các địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 531 tỉ đồng, tức hơn 0,4% gói tín dụng 120.000 tỉ đồng.

Các dự án nhà ở xã hội triển khai chậm chạp, trong khi nhu cầu nhà ở của người lao động rất lớn. Cho nên, việc tham gia của tổ chức công đoàn vào lĩnh vực này là cần thiết, đúng với vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong việc chăm lo người lao động. Đối với cuộc sống của con người, chỗ ở luôn là nhu cầu thiết thực nhất.

Thu nhập của công nhân lao động thấp, chỉ đủ để sinh hoạt hằng ngày, không mấy ai có tích lũy để mua nhà. Khi có nhà ở xã hội do tổ chức công đoàn thực hiện, thì không chỉ tăng thêm nguồn cung, mà còn hỗ trợ cho người lao động trong việc tiếp cận nhà ở xã hội. Và đây chính là điều mà công nhân, đoàn viên công đoàn chờ đợi.

Khi có được thêm nhiều căn nhà ở xã hội, công nhân lao động được mua, thuê nhà, sẽ là cơ hội để họ bước ra khỏi những căn nhà trò chật chội. Sở hữu được căn nhà khang trang, người lao động có chất lượng sống cao hơn.

Công nhân lao động có nhà ở ổn định, yên tâm làm việc, thì sẽ làm việc tốt hơn. Đó là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Kinh phí công đoàn kịp thời hỗ trợ đoàn viên trong giai đoạn khó khăn nhất

Nhóm phóng viên |

Kinh phí công đoàn chủ yếu được giữ lại cơ sở để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Ghi nhận từ đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở cho thấy, từ nguồn kinh phí này, công đoàn cơ sở đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động.

Kinh phí công đoàn còn dùng để hỗ trợ công nhân, người lao động về nhà ở

Bảo Hân |

Cơ bản kinh phí công đoàn là để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Ngoài ra, trong bối cảnh mới, kinh phí công đoàn còn được dùng để xây nhà ở cho công nhân thuê.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.