Kỷ luật những lãnh đạo địa phương đề xuất phá rừng

Lê Thanh Phong |

Trong lúc dư luận cả nước bức xúc vì nạn phá rừng thì Ninh Bình lại làm cái việc không thể chấp nhận, xin phá rừng tự nhiên.

UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị chuyển mục đích sử dụng 38,17ha rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng phòng hộ để thực hiện dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi. Cụm từ “chuyển đổi mục đích sử dụng” là nói cho nó có tính “khoa học”, là để che mắt thiên hạ. Còn nói cho nó thẳng thắn là xin phá rừng.

Đơn giản vì, phải phá rừng mới khai thác đá vôi được và xin thưa, hơn 38ha rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng phòng hộ là quá quý giá, là vô giá. Cho dù bán bao nhiêu tấn đá vôi cũng không thể đổi lại được giá trị của rừng tự nhiên.

Giải trình trước Quốc hội ngày 6.11, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà thông tin thời gian tới, bộ sẽ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rà soát từng mét đất rừng tự nhiên, phòng hộ, đặc dụng, kể cả những nơi không còn rừng nhưng có ý nghĩa trong phòng hộ thì phải phục hồi rừng nguyên sinh theo đúng nghĩa của nó.

Trong phần trả lời chất vấn các Đại biểu Quốc hội sáng 10.11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong nhiều giải pháp chống thiên tai, cần có một giải pháp trồng 1 tỉ cây xanh. Điều này cho thấy quyết tâm của Thủ tướng không chỉ là giữ rừng, mà phải trồng rừng, tăng diện tích phủ xanh.

Ngoài ra, đã có nhiều ý kiến đề xuất về trồng rừng, tái tạo những đồi núi bị cạo trọc thành những ngọn núi xanh, những cánh rừng có khả năng chống lũ theo cách của tự nhiên. Cho nên, không ai ngạc nhiên khi đề nghị của UBND tỉnh Ninh Bình bị Bộ NNPTNT bác bỏ. Nếu cho phép phá chừng đó rừng tự nhiên mới là đáng kinh ngạc.

Cái giá mà con người phải trả vì phá rừng đã quá rõ, những trận lũ lụt vừa rồi chứng minh một cách thuyết phục rằng, chúng ta cần phải phục hồi diện tích rừng càng sớm càng tốt. Vậy thì lúc này, bất cứ địa phương nào đề xuất “phá rừng” đều đáng lên án. Các ngôn từ đẹp đẽ để trang điểm cho các dự án kinh tế như “chuyển đổi mục đích sử dụng” không thể che được mắt người dân.

Đối với những đề xuất phá rừng, không chỉ Bộ NNPTNT bác bỏ, mà ở mức cao hơn, cần phê bình lãnh đạo của địa phương đó. Ai đề xuất phá rừng để phục vụ các dự án kinh tế, nên kỷ luật thẳng tay. Cùng với phê phán những địa phương phá rừng, thì cũng ủng hộ, khen thưởng những địa phương giữ rừng, trồng rừng hiệu quả.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Quảng Nam: Khởi tố vụ phá rừng phòng hộ quy mô lớn ở huyện Phước Sơn

Thanh Chung |

Lực lượng chức năng vừa khởi tố vụ phá rừng phòng hộ quy mô lớn ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam), 11 cây gỗ bị chặt hạ, với gần 22m3 gỗ.

Đại biểu QH đề xuất phương án để người dân không phá rừng làm nương rẫy

Hà Chung Vương |

Đại biểu Phan Thái Bình (Đoàn Quảng Nam) đề xuất cấp gạo ăn cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi để bà con không cần phá rừng làm nương rẫy, trồng lúa.

Lâm Đồng: Phá rừng diễn biến phức tạp tại huyện Lạc Dương

Nhiệt Băng |

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu chính quyền huyện Lạc Dương chỉ đạo các lực lượng khẩn trương điều tra, sớm hoàn thiện hồ sơ để xử lý dứt điểm các vụ vi phạm nổi cộm, phức tạp về phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp... xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua.

Mưa lũ và nạn phá rừng

Đào Tuấn |

Người chồng, khuôn mặt đau đớn, thất thần, gào khóc thảm thiết, ngã quỵ bên biển nước mênh mông. Dòng nước lũ hung dữ đã cuốn trôi ngay trước mắt anh người vợ và đứa con còn chưa kịp chào đời trên đường họ tới bệnh viện. Đó là cảnh tượng thương tâm xảy ra ở huyện Phong Điền - Thừa Thiên-Huế trong cơn bão lũ vừa qua.

Phó Chủ tịch tỉnh xin tạm nghỉ việc để điều trị chấn thương

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Võ Ngọc Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh xin tạm nghỉ công tác điều hành, chỉ đạo để điều trị chấn thương.

Người dân TPHCM chật vật lội nước, xe cộ “chôn chân” sau cơn mưa lớn

MINH QUÂN |

TPHCM - Tối 7.10, cơn mưa lớn đã gây ngập sâu nhiều con đường ở quận Bình Thạnh, khiến người dân chật vật lội nước và kẹt xe về nhà.

Chủ quán cafe ở Thái Bình "choáng" vì hóa đơn nước quá cao

TRUNG DU |

Thái Bình - Chủ quán kinh doanh cafe tại TP Thái Bình gửi đơn khiếu nại đến công ty nước sạch vì hóa đơn tiền nước liên tục tăng cao bất thường theo thời gian.

Khẩn trương di dời 1 hộ dân khỏi vùng sạt lở đất ở Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm vừa khẩn trương di dời một hộ dân khỏi vùng sạt lở đất để đảm bảo an toàn.

Quảng Nam: Khởi tố vụ phá rừng phòng hộ quy mô lớn ở huyện Phước Sơn

Thanh Chung |

Lực lượng chức năng vừa khởi tố vụ phá rừng phòng hộ quy mô lớn ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam), 11 cây gỗ bị chặt hạ, với gần 22m3 gỗ.

Đại biểu QH đề xuất phương án để người dân không phá rừng làm nương rẫy

Hà Chung Vương |

Đại biểu Phan Thái Bình (Đoàn Quảng Nam) đề xuất cấp gạo ăn cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi để bà con không cần phá rừng làm nương rẫy, trồng lúa.

Lâm Đồng: Phá rừng diễn biến phức tạp tại huyện Lạc Dương

Nhiệt Băng |

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu chính quyền huyện Lạc Dương chỉ đạo các lực lượng khẩn trương điều tra, sớm hoàn thiện hồ sơ để xử lý dứt điểm các vụ vi phạm nổi cộm, phức tạp về phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp... xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua.

Mưa lũ và nạn phá rừng

Đào Tuấn |

Người chồng, khuôn mặt đau đớn, thất thần, gào khóc thảm thiết, ngã quỵ bên biển nước mênh mông. Dòng nước lũ hung dữ đã cuốn trôi ngay trước mắt anh người vợ và đứa con còn chưa kịp chào đời trên đường họ tới bệnh viện. Đó là cảnh tượng thương tâm xảy ra ở huyện Phong Điền - Thừa Thiên-Huế trong cơn bão lũ vừa qua.