Nghề “làm cán bộ” và “ông nọ, bà kia” không còn là lựa chọn hàng đầu

Hoàng Văn Minh |

Nhiều địa phương trên cả nước, như huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam đang khủng hoảng vì thiếu cán bộ làm việc do tuyển dụng không ra người.

Ông Lê Đức Hảo, Trưởng phòng Nội vụ huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam thông tin báo động: Nam Trà My hiện nay chỉ tiêu biên chế ngạch công chức là 90 người, nhưng chỉ sử dụng được 73 chỉ tiêu, còn trống 17 chỉ tiêu. Viên chức ngành giáo dục hiện chỉ có khoảng 600 người trên tổng số chỉ tiêu biên chế 800 vị trí.

Năm 2023, có 1 trường hợp trúng tuyển công chức ở huyện nhưng không đến nhận quyết định, 1 trường hợp đã trúng tuyển, lên làm việc được 3 ngày rồi xin nghỉ luôn.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nam Trà My với 70 đầu việc thường xuyên, được giao biên chế 7 người, nhưng hiện nay chỉ có 4 người đang làm việc...

Cả nước, hiện có hàng chục, hàng trăm "Nam Trà My”, bởi theo thống kê mới nhất của Bộ Nội vụ, con số cán bộ công chức nghỉ việc đã hơn 40 nghìn người, trong đó chiếm gần 30% là cán bộ công chức ngành Y tế.

Một thời, trong hồ sơ để đi công tác nước ngoài của rất nhiều cán bộ công chức, ở phần “nghề nghiệp” sẽ được ghi là “cán bộ”. Thậm chí có lãnh đạo của một thành phố ở miền Trung còn ghi nghề nghiệp là “chủ tịch thành phố”!

Trước hết, đó là sự nhầm lẫn về chữ nghĩa giữa nghề nghiệp cá nhân và vị trí, chức danh nghề nghiệp… trong một tổ chức. Tuy nhiên trong sâu thẳm của tiềm thức, được “làm cán bộ” hay ông nọ, bà kia ví như “chủ tịch thành phố” là một khát khao truyền đời của số đông người dân. Điều này được đúc kết qua câu ca dao rằng “cha mẹ chài lưới trên sông/đứa con thi đỗ làm ông trên bờ”.

Thế hệ 8X về trước, nếu sinh ra ở nông thôn thì chỉ có một công thức duy nhất được bố mẹ đưa vào đầu tư từ nhỏ là cố gắng học giỏi – ra trường làm cán bộ/"làm quan" – đổi đời.

Thậm chí có thời gian, được/phải vào biên chế nhà nước dù ở miền núi xa xôi là một mệnh lệnh, một khát khao, là lối thoát gần như duy nhất để rồi có rất nhiều người phải bỏ ra một số tiền để “chạy” có khi bằng cả đời nhận lương cộng lại.

Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, nhất là sau biến cố dịch COVID-19, cảm giác như gió đã đổi chiều mạnh mẽ và nghề “làm cán bộ” hay ông nọ bà kia không còn là khát khao và lựa chọn hàng đầu, duy nhất, không chỉ của những học sinh, sinh viên khi chọn nghề.

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hơn 40 nghìn cán bộ công chức nghỉ việc dẫn đến nhiều địa phương, bộ ngành… khủng hoảng vì thiếu cán bộ như Nam Trà My ai cũng biết là do lương và các chế độ đãi ngộ quá thấp, không đủ nuôi sống bản thân.

Trong khi chỉ cần “thoát biên chế”, thoát hai chữ "cán bộ" là họ có ngay công việc và mức thu nhập cao hơn, lại được tự do, không ràng buộc.

Nhưng làm sao để có lương và đãi ngộ cao cũng như môi trường làm việc tốt để giữ chân cán bộ, để trúng tuyển xong thì đến nhận quyết định và không còn cảnh sau 3 ngày làm việc thì xin nghỉ luôn như ở Nam Trà My thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng, dù vấn đề đã được đặt lên bàn họp Quốc hội từ kỳ họp năm ngoái và Chính phủ, Bộ Nội vụ cũng từ năm trước cho biết đã lên lộ trình cải cách.

Và thực tế của ngành Y tế, là 10 -15 năm nữa, trạm y tế cơ sở sẽ không còn bác sĩ nếu không có chính sách điều chỉnh phù hợp như vừa nêu ở Quốc hội, xem ra vẫn còn rất lạc quan nếu so với thực trạng chung là nhiều địa phương đang thiếu trầm trọng cán bộ để chạy việc.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Kiên quyết thay thế, loại bỏ cán bộ ở Thanh Hóa sợ sai, sợ trách nhiệm

Trần Lâm |

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ra chỉ thị nhằm khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, đùn đẩy trách nhiệm, có tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất, xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền và kiên quyết loại bỏ, điều chuyển những người không làm đúng chức trách nhiệm vụ.

Cảnh báo trạm y tế cơ sở sẽ không còn bác sĩ

Lê Thanh Phong |

“Nếu không có chính sách điều chỉnh phù hợp, 10-15 năm nữa, trạm y tế cơ sở sẽ không còn bác sĩ”, đó là ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Yến Nhi tại phiên thảo luận ngày 29.5.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.