Phải “tính được, lường được”

LÊ THANH PHONG |

“Việc tăng vốn do tính chưa hết, không đầy đủ, không lường hết được, chứ đội vốn cũng chỉ ở chừng mực nhất định thôi”, đó là trả lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng về nguyên nhân dự án đường sắt đô thị “đội vốn, chậm tiến độ” mà đại biểu nêu ra tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15.8.

Cụ thể đại biểu Phan Thái Bình chất vấn việc sử dụng vốn ODA cho các dự án đường sắt đô thị. Cả 5 dự án đường sắt đô thị đều chậm tiến độ, đội vốn lên tới khoảng 80 nghìn tỉ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiều chuyên gia, cơ quan chuyên môn, coi việc kinh tế của quốc gia, mà tính không ra bài toán đầu tư đường sắt, mà “tính chưa hết, không đầy đủ, không lường hết được” là sao?

Chưa kể còn chi phí cho biết bao nhiêu đơn vị tư vấn, làm dự án đường sắt đô thị đâu phải chuyện chơi. Tính sai thì tính lại, tính thiếu thì tính thêm, tính thấp thì tính cao. Nói vậy thì còn gì là kế hoạch, còn gì là đầu tư.

Tính chênh lệch vài trăm tỉ đồng còn có thể chấp nhận, còn lên tới 80.000 tỉ đồng thì không thể chấp nhận dù với bất kỳ lý do gì.

5 dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, mọi thứ gần như đang treo lơ lửng, cũng chưa biết con số đội vốn đã chịu dừng lại hay chưa. Nhưng không thấy bất kỳ ai chịu trách nhiệm, đó là điều đáng sợ nhất. 80.000 tỉ đồng tăng vốn mà không có người chịu trách nhiệm là sao?

Về cái sự “không lường hết được” đó làm cho dân chúng lo ngại về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Với thời hạn vài năm còn chưa lường được, chưa tính được thì 30 năm làm sao tính chính xác. Cho dù là 26 tỉ USD hay 58,7 tỉ USD thì cũng không ai dám tin về tiến độ cũng như giới hạn đội vốn của nó.

Và cũng sẽ không ai chịu trách nhiệm khi nó nằm trơ ra “chết lâm sàng” như các dự án đường sắt đô thị hiện nay. 30 năm sau ư, lúc đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho những quyết sách ngày hôm nay?

30 năm sau, công nghệ của đường sắt sẽ như thế nào và công nghệ cho các phương tiện vận tải hành khách sẽ như thế nào, khi mà người bay đã được thực hiện một cú vượt biển ngoạn mục từ Pháp sang Anh bằng ván bay.

Qua những dự án đường sắt và nhiều dự án hạ tầng giao thông chậm tiến độ và đội vốn hiện nay, mới thấy năng lực của không ít cơ quan tham mưu, quản lý còn quá hạn chế.

Phải thay đổi cách tuyển chọn và sử dụng con người. Phải có những bộ óc “tính được, tính đầy đủ và lường được”.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Ảnh nóng và khoảng tối

Anh Đào |

Muốn không bị lộ “ảnh nóng”, chỉ có một cách duy nhất là hạn chế tối đa những “khoảng tối”, những “góc khuất” mà vụ “thầy hiệu phó” bị “lộ ảnh nóng” hôm qua hay những cái “clip cầu thang” hôm kia là những ví dụ.

Sơn Trà, Lý Sơn, Cam Ly là những bài học về rác

Lê Thanh Phong |

Có rất nhiều người đi ra nước ngoài, sợ không dám xả rác. Về đến Việt Nam là vứt rác ra đường ngay, rồi lên Facebook kêu la nước mình dơ bẩn, khen nước ngoài sạch.

Hội trường 15 tỉ sập sau 8 tháng và “một cơn gió”

Anh Đào |

Không mưa, không bão, không động đất, không triều cường, sóng thần... nhưng may quá, còn có “một cơn gió” và cơn gió ấy đã khiến một cái hội trường đổ sập tan hoang sau chỉ 8 tháng đưa vào sử dụng.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".