Phân cấp, phân quyền và tâm lý sợ hãi “Xin Phó Thủ tướng đừng giao cho em”

Hoàng Văn Minh |

Đang tồn tại một nghịch lý là các địa phương muốn Trung ương phân cấp, phân quyền nhiều hơn nhưng lại sợ không kham nổi.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo Nghị quyết, Quốc hội quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm cho từng địa phương theo tổng mức kinh phí của từng chương trình mục tiêu quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm cho từng địa phương theo tổng kinh phí chi thường xuyên của từng chương trình mục tiêu quốc gia.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ hoặc phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần.

“Đây là một cơ chế mạnh mẽ chưa từng có” - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã nói như vậy tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 (sáng 16.1) liên quan đến dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Thực tiễn cho thấy, nhu cầu được phân cấp phân quyền của các địa phương không chỉ ở các chương trình mục tiêu quốc gia. Và đây là nhu cầu tất yếu có tính bức thiết để giải quyết rất nhiều những khó khăn, bất cập kéo dài trong quản lý, trong đó có cơ chế xin cho.

Bởi vậy trong cuộc làm việc với TP.HCM về Nghị quyết 98 mới đây, ngày 3.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ ngành “phân cấp hết cho TP.HCM”. Vì "Cơ chế xin cho tạo môi trường phát sinh tiêu cực. Cứ xin xin, cho cho rồi lại thanh tra, kiểm tra, điều tra, rồi lại mất cán bộ", Thủ tướng nói.

Tuy vậy thì nỗi lo “mất cán bộ” lại không chỉ đến từ cơ chế xin cho mà còn đến cả với khi các địa phương được phân cấp phân quyền “mạnh mẽ chưa từng có”.

Cũng tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 như đã dẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang từng băn khoăn là khi phân cấp cho huyện, xã có kham nổi hay không?

"Vì nếu không khéo chúng ta sẽ mất cán bộ. Máy điện thoại của tôi nhận được rất nhiều tin nhắn của các cán bộ ở huyện, xã về việc "xin Phó Thủ tướng đừng giao cho em, là em đứt'", Phó Thủ tướng kể.

Cuối cùng thì giữ nguyên cơ chế xin cho hay phân cấp phân quyền mạnh mẽ chưa từng có cũng đều có chung nỗi lo từ hai phía – người quản lý và người thực thi là “mất cán bộ” hay “em đứt” do dễ nảy sinh tiêu cực và năng lực quản lý, thực thi yếu kém.

Nên cơ chế nào thì yếu tố có tính tiên quyết vẫn là con người, là năng lực quản lý, thực thi của cán bộ. Năng lực này không phải tự nhiên có mà phải đến từ việc lựa chọn, đào tạo, đặc biệt là cán bộ tuyến cơ sở.

Dĩ nhiên, để hạn chế tối đa chuyện “em đứt” thì nói như Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là phân cấp phải có tính khả thi để anh em dưới phải làm được. Song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát, trong đó, có trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, có thể bổ sung thêm Mặt trận Tổ quốc…

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Ban hành cơ chế đặc thù chương trình mục tiêu quốc gia, phân cấp cho huyện

Phạm Đông |

Theo nghị quyết vừa được ký ban hành, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định lựa chọn không quá 2 huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Chốt 8 cơ chế đặc thù cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG - CAO NGUYÊN |

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 18.1, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với 455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 92,29%).

Chính phủ đề xuất 8 cơ chế đặc thù, gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia

ĐÔNG NGUYÊN |

Từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, Chính phủ đề xuất 8 cơ chế đặc thù để tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc.

Quốc hội xem xét chính sách đặc thù cho các chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Trong ngày làm việc hôm nay (16.1), các đại biểu Quốc hội sẽ nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

10 địa phương phải quyết liệt giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu 10 địa phương phải cố gắng, phấn đấu, nỗ lực, quyết liệt cao hơn trong giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia bởi trong thực tế cùng điều kiện tương đồng nhưng vẫn có những địa phương đạt tỉ lệ giải ngân cao hơn.

Tháo gỡ khó khăn, phân cấp, phân quyền tối đa để phát triển TPHCM

MINH QUÂN |

Ngày 26.11, tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM - chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.