Đề xuất không hủy dự toán 16.000 tỉ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Nếu không được kéo dài nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 sang năm 2024 sẽ dẫn đến việc hủy dự toán năm 2023 khoảng 16.000 tỉ đồng. Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, nếu cắt nguồn vốn này thì áp lực giải ngân của Chính phủ có giảm đi, nhưng lại thiệt thòi cho các địa phương.

Tiếp tục phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 15.11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung về dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023”.

Thay mặt lãnh đạo Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho biết, ngày 10.11.2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Theo đó, Quốc hội cho phép chuyển nguồn dự toán ngân sách nhà nước thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) sang năm 2024 tiếp tục thực hiện, nhưng không bao gồm vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023.

Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy, việc giải ngân chậm phần lớn là do nguyên nhân chủ quan, nhiều văn bản hướng dẫn đến cuối năm 2023 mới được hoàn thành, sửa đổi, bổ sung để thực hiện, dẫn đến kết quả giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia đến ngày 30.9.2023 đạt thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp mới đạt khoảng 15% (3.800 tỉ đồng).

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành. Ảnh: VPQH
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành. Ảnh: VPQH

Theo báo cáo của Chính phủ, nếu không được kéo dài nguồn vốn thực hiện năm 2023 sang năm 2024 sẽ dẫn đến việc hủy dự toán năm 2023 khoảng 16.000 tỉ đồng, gồm 15.000 tỉ đồng vốn sự nghiệp, 1.000 tỉ đồng vốn đầu tư. Trong đó, riêng vốn sự nghiệp năm 2022 chuyển sang năm 2023 không giải ngân hết còn khoảng 3.713 tỉ đồng.

Qua ý kiến của các đại biểu Quốc hội thảo luận và kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đoàn giám sát thấy rằng, để đảm bảo nguồn lực thực hiện các chương trình, việc cho phép kéo dài vốn năm 2023 chưa giải ngân hết (bao gồm cả vốn năm 2022) sang năm 2024 là cần thiết.

Vì vậy, Đoàn giám sát đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với việc cho phép kéo dài nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia như sau: “Cho phép kéo dài vốn năm 2022 của các Chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết năm 2023 (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) sang thực hiện trong năm 2024”.

Phương án 1: Đồng ý

Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý, Đoàn giám sát kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung nội dung này vào dự thảo Nghị quyết giám sát để có cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương khi thực hiện đồng thời Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và Nghị quyết giám sát về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phương án 2: Không đồng ý

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mong muốn Quốc hội cho phép, đồng ý chủ trương xây dựng một Nghị quyết thí điểm theo trình tự rút gọn, để đảm bảo đủ điều kiện theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và kịp trình trong phiên họp gần nhất.

Đối với nguồn vốn chuyển sang năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mong muốn Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thông cảm và thấu hiểu. Bởi mục tiêu của việc chuyển vốn này là rất lớn lao dành cho các địa phương.

“Nếu cắt nguồn vốn này thì áp lực giải ngân của Chính phủ có giảm đi, nhưng lại thiệt thòi cho các địa phương. Địa phương đang rất mong chờ, rất cần” - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang bày tỏ.

Kết luận nội dung thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị trên cơ sở kết quả thảo luận tại phiên họp, đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuẩn bị báo cáo chính thức của Chính phủ về vấn đề này.

Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội thẩm tra về nội dung này. Tinh thần là tháo gỡ tối đa vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhưng không được để xảy ra xung đột pháp luật.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Có tâm lý sợ trách nhiệm khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ  trong khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Quốc hội xem xét chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo bền vững

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 6 (từ 30.10 - 3.11), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.

Phân cấp để đẩy nhanh tiến độ 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phạm Đông |

Tiếp tục phiên họp thứ 27, ngày 13.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2023.

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Có tâm lý sợ trách nhiệm khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ  trong khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Quốc hội xem xét chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo bền vững

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 6 (từ 30.10 - 3.11), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.

Phân cấp để đẩy nhanh tiến độ 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phạm Đông |

Tiếp tục phiên họp thứ 27, ngày 13.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2023.