Sữa không phải hàng thiết yếu nên doanh nhân lỗ, nông dân đổ

Lê Thanh Phong |

Đồ uống, sữa không phải là hàng thiết yếu, thật đau đầu khi mỗi địa phương ứng xử mỗi cách.

Và trong khi các cơ quan quản lý đang loay hoay với khái niệm "thiết yếu" thì nông dân đổ sữa, còn doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này đang đối diện với sự thua lỗ.

Hai hôm nay, hình ảnh một nông dân đổ sữa bò tươi xuất hiện trên các báo làm bạn đọc xót xa. Đó là ông Danh Song (46 tuổi) ở ấp Đại Nghĩa Thắng, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Gia đình ông nuôi 10 con bò sữa, hay cũng có thể hiểu là 10 con bò sữa nuôi gia đình ông. Nhưng ông Song phải đổ sữa vì không tiêu thụ được. Có nghĩa là cái cần câu cơm của nhà ông bị đứt dây.

Chống dịch quyệt liệt nhưng cũng phải hết sức linh hoạt. Còn đưa ra những quy định ngăn sông cấm chợ vô lý khiến hàng hóa thực phẩm không tiêu thụ được thì hậu quả sẽ là nơi thì thiếu thốn, nơi thì đổ bỏ.

Vì không quản lý tốt, để đứt gãy các đường cung ứng hàng hóa lương thực, nên nhà sản xuất, nông dân điêu đứng. Ông Danh Song chỉ là hình "mẫu" trên báo, còn trên thực tế, còn nhiều hộ nông dân khác ở các tỉnh miền Tây, Thành phố Cần Thơ đang lâm vào tình cảnh tương tự.

Còn nữa, các địa phương có cách quản lý máy móc, chỉ riêng đồ uống, sữa cũng mỗi nơi một phách.

Ở tỉnh này, sữa được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu, nhưng ở tỉnh khác, sữa không thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu. Có nghĩa là mỗi tỉnh có "nhận thức" về hàng thiết yếu khác nhau, tùy theo ý chí của lãnh đạo nơi đó.

Báo Lao Động ngày 23.7 có bài "Rất vô lý khi sữa, nước ngọt đóng lon không phải hàng thiết yếu" có nêu ý kiến của đại diện doanh nghiệp: "Mặt hàng sữa có hạn sử dụng ngắn ngày, nếu không tiêu thụ được sẽ hỏng hết. Với tình hình này, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, doanh nghiệp chúng tôi thực sự rất khó khăn, có thể phải tạm ngưng hoạt động".

Nhưng ngược lại, trong danh mục hàng thiết yếu vừa được Sở Công Thương Đà Nẵng công bố, sữa và nước ngọt được phép kinh doanh trên địa bàn thành phố theo quy định trong thời áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Sau khi báo chí phản ánh, một số địa phương đã có thay đổi, "chứng nhận" cho sữa là mặt hàng thiết yếu. Nhưng không chỉ là câu chuyện bánh mì hay sữa, mà còn nhiều mặt hàng khác nữa, không nên máy móc cứng nhắc dẫn đến gây thiệt hại cho người dân và ảnh hưởng đến sản xuất.

Cung ứng những mặt hàng thiết yếu chính là để cho dân duy trì được cuộc sống tối thiểu hàng ngày của họ.


Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng đưa sữa, nước ngọt vào hàng thiết yếu được bán

THUỲ TRANG |

Trong danh mục hàng thiết yếu vừa được Sở Công thương Đà Nẵng công bố, sữa và nước ngọt được phép kinh doanh trên địa bàn thành phố theo quy định trong thời áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

TPHCM siết chặt thực hiện Chỉ thị 16, nguồn cung hàng thiết yếu có đảm bảo?

Cường Ngô |

Đại diện một số siêu thị cho biết, hàng hoá đã được dự trữ số lượng lớn, sẵn sàng phục vụ người dân trong điều kiện TP.HCM siết chặt thực hiện Chỉ thị 16 và tăng cường một số biện pháp cấp bách để phong toả, kiềm chế tốc độ lây lan của COVID-19.

"Rất vô lý khi sữa, nước ngọt đóng lon không phải hàng thiết yếu"

Cường Ngô |

Trao đổi với Lao Động, lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết, đối với những địa phương quy định sữa không phải là mặt hàng thiết yếu sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời cũng rất vô lý. Bởi mặt hàng sữa có hạn sử dụng ngắn ngày, nếu không tiêu thụ được sẽ hỏng hết.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.