5 việc cần làm ngay khi WHO công bố COVID-19 là đại dịch

Thảo Anh (Theo UN News) |

Ngày 11.3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố nâng cấp dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra lên mức đại dịch. Dưới đây là 5 thông tin quan trọng về ý nghĩa của việc này đối với bạn và cộng đồng.

1. Hiểu sự khác biệt giữa dịch và đại dịch là gì?

Trước thông báo của WHO hôm 11.3, dịch COVID-19 đã được cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc mô tả là một dịch bệnh mới và nó đã lan rộng ra nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ. Cụ thể, COVID-19 đã lan tràn vào ít nhất 114 quốc gia và giết chết hơn 4.000 người.

"Dán nhãn" cho COVID-19 là đại dịch để nhấn mạnh rằng nó đã chính thức lan rộng khắp thế giới và cũng thể hiện mối quan tâm của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về mức báo động sự lây lan của virus Corona chủng mới. Điều này nói lên mức độ nghiêm trọng và nếu không hành động thì số ca tử vong và các quốc gia bị ảnh hưởng có thể sẽ tiếp tục tăng lên.

2. Bây giờ có nên lo lắng hơn về COVID-19 không?

Ông Tedros Adhananon Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO nói rằng gọi COVID-19 là đại dịch không có nghĩa là nó trở nên nguy hiểm hơn. Điều đó chỉ là sự thừa nhận về tính chất lây lan toàn cầu của nó.

Ông nhấn mạnh rằng đại dịch không thay đổi đánh giá của WHO về mối đe dọa do virus gây ra mà là thay đổi những gì các quốc gia nên làm tiếp theo.

Ông Tedros cũng kêu gọi đừng tập trung vào từ đại dịch mà hãy tập trung phòng ngừa, chuẩn bị cho sức khỏe cộng đồng.

Người đứng đầu WHO thừa nhận rằng sự lây lan COVID-19 là đại dịch đầu tiên do virus Corona gây ra. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng tất cả các quốc gia vẫn có thể thay đổi tiến trình của đại dịch này.

3. Các nước nên làm gì? 

WHO nhắc lại lời kêu gọi các quốc gia phát hiện, kiểm tra, điều trị, cách ly và huy động công dân của họ, để đảm bảo ngăn chặn sự lây lan rộng hơn trong cộng đồng.

Ở hai quốc gia Trung Quốc và Hàn Quốc, số lượng các trường hợp mắc mới đã giảm đáng kể. 81 quốc gia vẫn chưa báo cáo bất kỳ trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 nào và 57 quốc gia chỉ có dưới 10 người nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, vẫn còn lo ngại đáng kể rằng nhiều quốc gia không hành động đủ nhanh, hoặc thực hiện hành động khẩn cấp như khuyến cáo của WHO.

Ngay cả trước khi có thông báo về đại dịch, WHO đã ủng hộ cách tiếp cận để đối phó với khủng hoảng trên mọi lĩnh vực, không chỉ ngành y tế.

4. Người dân nên làm gì?

Người dân có thể cảm thấy lo lắng về sự bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên WHO nhấn mạnh một thực tế rằng, nếu bạn không ở khu vực nơi COVID-19 lây lan, không đi từ vùng dịch hoặc không tiếp xúc với một bệnh nhân bị nhiễm bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh của bạn là thấp.

Tuy nhiên, tất cả chúng ta có trách nhiệm bảo vệ chính mình và những người khác.

Mọi người nên thường xuyên rửa tay (và rửa kỹ, bằng xà phòng); duy trì khoảng cách ít nhất một mét từ bất kỳ ai ho hoặc hắt hơi. Tránh tiếp xúc thân thể khi chào hỏi; tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của chúng ta; che miệng và mũi bằng khăn giấy dùng một lần khi ho hoặc hắt hơi. Đồng thời đi đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời khi có triệu chứng.

WHO và các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết và tránh kỳ thị khi đối mặt với đại dịch.

5. Xem thông tin đáng tin cậy ở đâu? 

Nơi tốt nhất để có được thông tin đáng tin cậy là trang web của WHO với địa chỉ: www.who.int. Bạn có thể tìm thấy lời khuyên toàn diện về cách giảm thiểu rủi ro lây lan COVID-19.

Trang web hiện đang được cập nhật hàng ngày, vì vậy hãy kiểm tra thường xuyên. Bạn cũng nên kiểm tra trang web chính thức của thành phố và khu vực mình sinh sống.

WHO cảnh báo rằng một số tin đồn hoang đường đang lưu hành trực tuyến. Trang web của WHO đã làm sáng tỏ một số tin đồn không có căn cứ.

Tại Việt Nam, người dân nên xem thông tin chính thống từ trang web cập nhật về dịch bệnh của Bộ Y tế tại địa chỉ: https://ncov.moh.gov.vn hoặc sử dụng app NCOVI.

Thảo Anh (Theo UN News)
TIN LIÊN QUAN

WHO: Tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu sẽ thúc đẩy sản xuất vaccine

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố COVID-19 là đại dịch trong bối cảnh dịch bệnh lây lan khắp hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời có nguy cơ lây lan toàn cầu.

Mới nhất dịch COVID-19: Có nên về quê tránh dịch COVID-19?

Thảo Anh - Đức Thiện |

Liệu việc về quê để tránh dịch COVID-19 trong thời điểm dịch đang lây lan có phải là một lựa chọn tốt hay không? Báo Lao Động sẽ giải đáp trong bản tin Mới nhất dịch COVID-19 hôm nay 11.3, cùng với đó là những thông tin cập nhật mới nhất về dịch bệnh.

Chi tiết về hệ thống cách ly bốn vòng chống SARS-CoV-2 của Việt Nam

Thảo Anh |

Bộ Y tế đã đưa ra hệ thống cách ly bốn vòng chống SARS-CoV-2 (COVID-19). Đây là phương châm rất quan trọng nhằm khống chế dịch, không để lây lan dịch trong cộng đồng.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.