Nguy cơ cao dịch cúm gia cầm xâm nhập, TPHCM xây dựng kịch bản ứng phó

Huyền Trân |

TPHCM - Trước tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp và có nguy cơ cao xâm nhập thành phố, Sở Y tế vừa có kế hoạch và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch cúm gia cầm lây sang người trên địa bàn. Sở Y tế TPHCM cũng xây dựng 4 tình huống để ứng phó với tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM.

Theo Sở Y tế TPHCM, trong 3 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 1 ca Cúm A (H5N1) và 1 ca Cúm A (H9N2) ở người tại 2 tỉnh (Nha Trang và Tiền Giang). Đây là ca nhiễm virus Cúm A (H5N1) đầu tiên ở người được báo cáo tại Việt Nam vào năm 2024 và kể từ năm 2022.

Sở Y tế TPHCM nhận định, trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm xâm nhập và lây lan vào TPHCM rất cao do thành phố là nơi dân cư đông đúc và mật độ dân cư cao; thị trường gia cầm lớn và sự phát triển của ngành chăn nuôi, sự giao thương buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu…, dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh và làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong thành phố.

Vì vậy, thành phố cần thiết có kế hoạch phòng chống nhằm chủ động phát hiện sớm các trường hợp cúm gia cầm trên người, sẵn sàng ứng phó kịp thời ngăn chặn không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do cúm A (H5N1, H7N9...).

Sở Y tế cũng xây dựng 4 tình huống có thể xảy ra trên địa bàn bao gồm: Tình huống không ghi nhận ca cúm gia cầm trên người tại TPHCM; Tình huống ghi nhận có ca cúm gia cầm trên người của tỉnh, thành khác được phát hiện tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM; Tình huống ghi nhận có ca cúm gia cầm trên người tại TPHCM; Tình huống ghi nhận sự lây lan ca cúm gia cầm từ người sang người.

Để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra và tránh bị bất ngờ, Sở Y tế giao Phòng Nghiệp vụ Y tham mưu Ban Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế trên toàn thành phố triển khai công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh theo từng tình huống dịch và theo hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế; Chỉ đạo, điều hành công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế; chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng và điều trị bệnh nhân; Chỉ đạo xây dựng mạng lưới phân tuyển cơ sở y tế thu dung, điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch, không để xảy ra tình trạng quá tải; hạn chế vận chuyển bệnh nhân.

Với Phòng Nghiệp vụ Dược của Sở Y tế sẽ điều phối nguồn dự trữ thuốc và có kế hoạch đề xuất mua bổ sung trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng, kéo dài.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố thường xuyên theo dõi thông tin tình hình dịch trong nước và quốc tế, cập nhật và báo cáo Ban Giám đốc Sở Y tế để có chỉ đạo kịp thời, tránh bị động trước mọi tình huống.

Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến tận xã, phường, thôn, ấp, hộ gia đình. Triển khai hoạt động điều tra và xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế. Duy trì giám sát tác nhân gây bệnh viêm hô hấp. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế các quận huyện, phường, xã về việc tổ chức giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch tại cộng đồng.

Trung tâm Y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức tham mưu UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức ban hành kế hoạch phòng chống cúm gia cầm lây sang người và các kịch bản ứng phó theo từng tình huống có thể xảy ra tại địa phương.

Huyền Trân
TIN LIÊN QUAN

Cúm gia cầm có thể đến từ nhiều nguồn lây khác nhau

hà lê |

Cúm gia cầm có thể lây từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh việc tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh thì nguy cơ lây bệnh có thể đến từ vật nuôi trong gia đình, ăn uống không đảm bảo.

Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người

Lệ Hà |

Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 trên người sau nhiều năm không ghi nhận. Đặc biệt, ngày 6.4, Bộ Y tế xác nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam. Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.

Liên tiếp xuất hiện ca mắc cúm gia cầm trên người, làm gì để không mắc bệnh?

HUYỀN TRANG - MẠNH TUÂN |

Mới đây, Bộ Y tế đã thông tin về trường hợp mắc cúm A/H9 tại Tiền Giang. Đây là trường hợp đầu tiên mắc chủng cúm gia cầm này của Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó vào hồi cuối tháng 3, một bệnh nhân 21 tuổi tại Khánh Hòa tử vong do nhiễm cúm A H5N1.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Hàng trăm người chui rào đập thủy điện, đổ xô bắt cá khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hàng trăm người dân đổ xô xuống đập tràn của hồ Thủy điện Trị An để bắt cá khủng, kiếm tiền triệu.

Chưa rõ nguyên nhân hơn 40 người ở chung cư nghi ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ hơn 40 người ở chung cư Golden City 3 (Nghi Phú, TP Vinh) có biểu hiện ngộ độc.

Thanh niên tử vong khi livestream cảnh báo sạt lở QL2

Lam Thanh |

Hà Giang - Vụ sạt lở trên QL2 đoạn qua xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang) đã vùi lấp nhiều người và phương tiện.

Lực lượng chức năng căng mình phân luồng cầu phao Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Ngày 30.9, khi cầu phao Phong Châu thông xe, lưu lượng phương tiện đổ về rất đông, các lực lượng chức năng phải căng mình điều tiết giao thông.

Cúm gia cầm có thể đến từ nhiều nguồn lây khác nhau

hà lê |

Cúm gia cầm có thể lây từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh việc tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh thì nguy cơ lây bệnh có thể đến từ vật nuôi trong gia đình, ăn uống không đảm bảo.

Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người

Lệ Hà |

Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 trên người sau nhiều năm không ghi nhận. Đặc biệt, ngày 6.4, Bộ Y tế xác nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam. Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.

Liên tiếp xuất hiện ca mắc cúm gia cầm trên người, làm gì để không mắc bệnh?

HUYỀN TRANG - MẠNH TUÂN |

Mới đây, Bộ Y tế đã thông tin về trường hợp mắc cúm A/H9 tại Tiền Giang. Đây là trường hợp đầu tiên mắc chủng cúm gia cầm này của Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó vào hồi cuối tháng 3, một bệnh nhân 21 tuổi tại Khánh Hòa tử vong do nhiễm cúm A H5N1.