Quan niệm "ăn đầu tôm giúp thông minh": Sai lầm nghiêm trọng cần loại bỏ

Minh Trí |

Tôm là món ăn rất giàu protein, dễ chế biến nên thường xuyên xuất hiện trong các mâm cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào trên cơ thể tôm cũng mang lại giá trị dinh dưỡng, thậm chí có những bộ phận cần loại bỏ bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm được đánh giá là thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Cụ thể, trong não tôm chứa các thành phần quan trọng đối với cơ thể như cephalin, axit amin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác, thịt tôm chứa một lượng lớn protein, vỏ tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, kali...

Bên cạnh những bộ phận chứa thành phần dinh dưỡng, tôm cũng có một số bộ phận nếu con người ăn phải không những không mang lại lợi ích cho cơ thể, mà còn có thể gây ra những tổn thương liên quan, trong đó có phần đầu tôm.

Lý giải về điều này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa - cho hay: Đầu tôm là một khoang rỗng, có vỏ cứng, trong đó có chứa các bộ phận chính của tôm như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết...

Hệ tiêu hóa của tôm gồm 2 phần: Dạ dày và ruột. Dạ dày của tôm cũng nằm ngay trong khoang đầu, là nơi chứa thức ăn khi tôm kiếm mồi. Tôm là động vật ăn tạp, thức ăn của tôm khá đa dạng gồm: Côn trùng, tảo, ấu trùng của ký sinh trùng (giun sán), xác động vật và thực vật thối rữa.

Phần đầu tôm nếu chưa được chế biến kỹ, khi ăn vào có thể gây ngộ độc với trẻ nhỏ. Ảnh: Minh Quang
Phần đầu tôm là nơi chứa chất thải của tôm, tốt hơn là nên loại bỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ảnh: Minh Quang

Như vậy, dạ dày của tôm có chứa rất nhiều chất bẩn, trứng ký sinh trùng và vi sinh vật có hại với sức khỏe con người, vì vậy cần loại bỏ phần đầu chứa dạ dày khi ăn tôm.

Hơn nữa, phần đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Chính vì vậy, tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.

ThS Ngô Sỹ Vân - Phòng Nguồn lợi và Khai thác nội địa, Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản 1 - cũng nói rõ về nguyên nhân không nên ăn đầu tôm. Cụ thể, phần đầu tôm luôn bị phân hủy đầu tiên khi tôm chết vì là nơi chứa nội quan như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng... Khi ăn đầu tôm không chỉ “nạp” các chất bẩn mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn, chất độc nếu chưa đạt được nhiệt độ nấu chín.

Tuy nhiên, không vì các phân tích trên mà dù tôm nhỏ cũng cắt đầu sẽ làm mất công chế biến và không đảm bảo thẩm mỹ của món ăn. Chủ yếu vẫn nên bỏ đầu ở tôm to, nhất là các đầu tôm có các biểu hiện như bị chuyển màu đen. Bởi màu đen này có thể do tôm sống trong môi trường nước bị ô nhiễm kim loại nặng, các loại muối của các chất kết tủa ở mang hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.

Minh Trí
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện và xử lý thêm một cơ sở kinh doanh tôm chứa tạp chất

Vũ Long |

Lực lượng chức năng vừa phát hiện và xử lý một cơ sở kinh doanh 100kg tôm chứa tạp chất tại tỉnh Kiên Giang.

Dậy sớm thì tốt, nhưng dậy quá sớm sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn

Minh Trí |

Có một kiểu dậy sớm không tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Khi dậy quá sớm và không ngủ đủ giấc sẽ khiến bạn gặp triệu chứng đau đầu. Chính vì lý do này mà bạn nên chú ý mỗi lần đau đầu xem có phải bạn đã không đảm bảo ngủ đủ giấc hay không.

Chiến thắng cơn buồn ngủ vào buổi sáng với những mẹo hữu ích này

Minh Trí |

Mặc dù đã trải qua một đêm ngủ dài nhưng rất nhiều người vẫn rơi vào tình trạng luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng hôm sau. Nếu muốn thức dậy mỗi ngày tràn đầy hứng khởi và tỉnh táo, thì đã đến lúc các bạn thay đổi một số thói quen dưới đây.

CLB Nam Định thắng trận ra quân tại Cúp C2 châu Á

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Nam Định giành chiến thắng 2-0 trước Lee Man (Hong Kong, Trung Quốc) trong trận đấu mở màn tại bảng G Cúp C2 châu Á 2024-2025.

Công nhân Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc mòn mỏi đợi chờ lương

HOÀI THANH |

Nhà máy xử lý rác ở Lâm Đồng hứa sẽ giải quyết một phần tiền lương trước ngày 15.9, nhưng đến nay, người lao động vẫn mòn mỏi đợi chờ.

Giờ thứ 9: Giao kèo hôn nhân - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Hai nhân vật trong câu chuyện là bạn thân. Vì gia đình thúc ép, họ đã đến với nhau bằng một bản hợp đồng hôn nhân. Họ sẽ sống với nhau như thế nào?

Vụ trẻ bị đánh, đá ở lớp: Phụ huynh, chủ nhà trẻ nói gì?

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Gia đình bé bị đánh rất xót con nhưng sẽ tha thứ cho cô. Chủ nhà trẻ xin lỗi vì quá nóng giận. Địa phương đã đình chỉ nhà trẻ.

Hành trình đi để trở về của Quán quân đường lên đỉnh Olympia

Nhóm PV |

Ước mơ được học tập, trải nghiệm ở môi trường quốc tế và sau đó sẽ quay trở lại Việt Nam, để hiện thực hóa khát vọng được cống hiến, được góp một phần công sức cho sự chuyển mình của đất nước - đây là điều mà Phan Minh Đức - quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2010 luôn ấp ủ và coi là lẽ sống. Hành trình trở về Việt Nam của Đức luôn có sự đồng hành của rất nhiều bạn trẻ, những người luôn khát khao được cống hiến cho đất nước, đơn giản vì muốn khẳng định: "Tôi là người Việt Nam". Hành trình đó, chúng tôi gọi là “đi để trở về" của những tài năng Việt.