Việt Nam mua thuốc ARV rẻ hơn thuốc viện trợ đến 17%

Thùy Linh |

Việt Nam đã mua thành công thuốc kháng vi rút ARV dùng trong điều trị cho người nhiễm HIV, có chất lượng tương đương nhưng lại rẻ hơn nguồn viện trợ từ 15-17%.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, kể từ năm 2015 khi nguồn thuốc viện trợ bị cắt giảm dần, để đảm bảo nguồn thuốc ARV tiếp tục cấp cho bệnh nhân AIDS, Chính phủ đã giao Bộ Y tế mua sắm một phần thuốc ARV từ nguồn ngân sách trong nước để bù đắp khoản thuốc bị cắt giảm.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế cũng như việc thương thảo tốt đã tiến hành đấu thầu mua sắm thuốc trên nguyên tắc lựa chọn mua các thuốc ARV đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có chất lượng tương đương thuốc viện trợ.

Kết quả năm 2016, lần đầu đấu thầu thuốc ARV tại Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã mua 6.410.940 viên thuốc 3 trong 1 (3 loại thuốc trong 1 viên) là Lamivudine + Tenofovi + Efaviren với giá trúng thầu là 7.299đ/viên (đã bao gồm VAT 5%).

So sánh giá đấu thầu cùng loại thuốc trên với giá mua tập trung của Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS lao và Sốt rét thì giá thuốc Việt Nam mua rẻ hơn 16,6% (giá của Quỹ Toàn cầu mua là 0,3681 USD/viên thuốc). Nếu so sánh với giá thuốc do PEPFAR mua cấp về thì giá thuốc Việt Nam mua rẻ hơn 17,8% (giá của PEPFAR mua là 0,3728 USD/viên thuốc.

Đợt mua sắm thứ hai vào năm 2017, Việt Nam tiếp tục đấu thầu mua sắm 3.079.080 viên thuốc 3 trong 1 là: Lamivudine +Tenofovỉ + Efaviren với giá trúng thầu là tương đương 0,268 USD/viên tính theo tỷ giá tại thời điểm đấu thầu là 22.760/USD). So sánh giá trên với giá thuốc cùng loại của PEPFAR thuốc Việt Nam mua rẻ hơn 3,63 % và rẻ hơn thuốc Quỹ Toàn cầu mua 1,33%.

Như vậy có thể thấy, giá thuốc ARV ngày càng rẻ hơn, năm 2017 giá thuốc tiếp tục hạ hơn 15% so với giá mua năm 2016. Việc mua sắm thành công thuốc ARV là một bước tiến quan trọng để chúng ta chủ động cung ứng thuốc ARV thay thế nguồn viện trợ quốc tế, đảm bảo tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

Tiến sỹ Kato Masaya – Chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, theo đánh giá của WHO, Việt Nam là điểm sáng trong khu vực về điều trị bằng thuốc ARV, đặc biệt là việc tiên phong trong thực hiện các khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới về phác đồ điều trị và tiếp cận phổ cập để người nhiễm HIV dễ dàng tiếp cận thuốc ARV.

Nếu như năm 2005 chỉ mới có 5 nghìn bệnh nhân được điều trị ARV thì đến tháng 6.2017 Việt Nam đã có 113 nghìn bệnh nhân được điều trị ARV. Với việc số người được tiếp cận với ARV tăng nhanh, theo tính toán của các chuyên gia quốc tế hiệu quả điều trị tại Việt Nam trong 10 năm qua đã giúp khoảng 150 nghìn người nhiễm HIV thoát khỏi tử vong và dự phòng cho 450 nghìn người không nhiễm HIV.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Viagra ra mắt phiên bản giá rẻ - nhìn lại lịch sử lý thú của “thần dược màu xanh”

hương giang |

Màn độc diễn ấn tượng của Viagra kéo dài suốt 19 năm qua đã chấm dứt vào sáng ngày 11.12, khi phiên bản giá rẻ của loại thuốc cường dương lừng danh này, được chính thức tung ra thị trường. Sự kiện đồng thời đã khiến người ta phải nhìn lại lịch sử ra đời rất đặc biệt và tác động to lớn mà những viên thuốc nhỏ xíu có màu xanh đặc trưng này mang lại.

Ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh không lây nhiễm

Tú Anh |

Bệnh không lây nhiễm (KLN) không có khả năng lây truyền nhưng thời gian mắc bệnh kéo dài, thường là các bệnh mạn tính. Nguyên nhân của bệnh không lây nhiễm được xác định có liên quan đến các yếu tố hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng, lười vận động... Lối sống trên đang ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng thừa cân, béo phì, tăng huyết áp và cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh KLN như tim mạch, đái tháo đường, ung thư...

Thuốc giả tràn lan, người bệnh gánh quả đắng

L.Hà |

Thuốc giả tràn lan, được sản xuất ngày càng tinh vi nhưng năng lực kiểm tra còn hạn chế. Hậu quả của việc sử dụng thuốc giả là người bệnh chịu cảnh "tiền mất, tật mang". Điều đáng nói, tình trạng thuốc giả ở các nước đang phát triển đang gia tăng.

Mãn nhãn loại vũ khí tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Tùng Giang |

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Đại lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ mở cửa đón người dân từ tháng 11 tới đây.

Bà trùm ma túy Oanh "Hà" bị truy tố khung tử hình

Việt Dũng |

Bà trùm Oanh "Hà" bị cáo buộc có vai trò chủ mưu, cầm đầu, đã trực tiếp thực hiện và chỉ đạo các bị can khác vận chuyển, mua bán trái phép hơn 626 kg ma túy.

Tuyển Indonesia tuột chiến thắng phút bù giờ trên sân Bahrain

tam nguyên |

Tuyển Indonesia bị gỡ hòa 2-2 ở phút bù giờ thứ 9 trận đấu trên sân Bahrain rạng sáng 11.10 tại vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á.

Hối hả cứu cửa hàng đồ điện khỏi hỏa hoạn ở Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Người dân đã khẩn trương giúp chủ cửa hàng đồ điện tại TP Cẩm Phả di chuyển tài sản ra khỏi đám cháy.

Xác định nguyên nhân vụ cha đánh con 3 tháng tuổi nhập viện

Hoài Phương |

Bình Định - Liên quan vụ cháu bé 3 tháng tuổi bị cha bạo hành, phải nhập viện với nhiều vết bầm trên cơ thể, Công an đã xác định được nguyên nhân vụ việc.

Viagra ra mắt phiên bản giá rẻ - nhìn lại lịch sử lý thú của “thần dược màu xanh”

hương giang |

Màn độc diễn ấn tượng của Viagra kéo dài suốt 19 năm qua đã chấm dứt vào sáng ngày 11.12, khi phiên bản giá rẻ của loại thuốc cường dương lừng danh này, được chính thức tung ra thị trường. Sự kiện đồng thời đã khiến người ta phải nhìn lại lịch sử ra đời rất đặc biệt và tác động to lớn mà những viên thuốc nhỏ xíu có màu xanh đặc trưng này mang lại.

Ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh không lây nhiễm

Tú Anh |

Bệnh không lây nhiễm (KLN) không có khả năng lây truyền nhưng thời gian mắc bệnh kéo dài, thường là các bệnh mạn tính. Nguyên nhân của bệnh không lây nhiễm được xác định có liên quan đến các yếu tố hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng, lười vận động... Lối sống trên đang ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng thừa cân, béo phì, tăng huyết áp và cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh KLN như tim mạch, đái tháo đường, ung thư...

Thuốc giả tràn lan, người bệnh gánh quả đắng

L.Hà |

Thuốc giả tràn lan, được sản xuất ngày càng tinh vi nhưng năng lực kiểm tra còn hạn chế. Hậu quả của việc sử dụng thuốc giả là người bệnh chịu cảnh "tiền mất, tật mang". Điều đáng nói, tình trạng thuốc giả ở các nước đang phát triển đang gia tăng.