Những ô cửa phố phường

đỗ phấn |

Cũng giống như mọi đô thị trên đời, những ô cửa làm nên diện mạo phố phường Hà Nội. Ấm cúng bình yên hay hoang tàn lạnh lẽo, tấp nập đông vui hay ồn ào kẻ chợ cũng là.

Khu phố cổ ngày trước có diện mạo phân biệt rõ đêm ngày. Kiến trúc nhà ống ở đấy phải phục vụ công năng duy nhất là mở cửa hàng. Hầu như mọi cửa hàng đều có mặt tiền làm cửa xếp gỗ. Cạnh đó là một cửa đi cánh kín. Sáng sớm, chủ nhà nhấc từng tấm ván cửa ra khỏi khuôn xếp xuống chân tường thành một đống cao gần ngang bệ cửa. Hàng hoá bày sẵn trên chiếc bàn trong nhà cũng có độ cao như thế. Hàng thông dụng rẻ tiền bày bên ngoài sát đường đi. Càng vào sâu là bày những hàng quý trên những giá đỡ cao dần. Cô chủ, bà chủ (rất hiếm khi là ông) ngồi chiếc ghế kề bên sạp hàng bâng quơ nhìn ra đường. Khách đến mua hàng cứ việc xem xét chọn lựa tự nhiên. Chỉ khi nào cất lời hỏi han thì chủ hàng mới nhẹ nhàng đáp lại. Không bao giờ thấy có việc mời mọc, quảng cáo hàng hoá khi không có yêu cầu. Chính vì thế ngay ở những con phố đông đúc nhất phía Hàng Đào, Hàng Ngang... cũng luôn có một độ tĩnh lặng nhất định. Những cửa hàng như thế dần đóng cửa gần hết vào những năm chiến tranh phá hoại xảy ra ác liệt ở Hà Nội. Dân ở những khu phố ấy đi sơ tán chỉ để lại một vài người trông nhà.

Những năm chiến tranh khu phố cổ vắng vẻ chưa từng thấy. Công việc chính ở đấy là buôn bán đã bị đình trệ bốn - năm năm liền. Buổi tối đi qua chỉ thấy lác đác vài ánh đèn vàng khè le lói trên những ô cửa sổ xộc xệch. Cái cũ nát của những ngôi nhà xây dựng từ đầu thế kỷ trước bộc lộ hết ra bên ngoài. Những ô cửa sổ, cửa chính mặt tiền nhiều năm không được sơn lại lên màu xám mốc meo. Cùng với những cột đèn sắt han gỉ ngoài đường tạo nên một khung cảnh bội phần quên lãng. Âm thanh duy nhất nghe được lúc ấy chỉ là cái loa truyền thanh Hà Nội lắp trong mỗi nhà ti tỉ vọng ra.

Những năm ấy khu phố Tây từ mạn đầu Bà Triệu kéo xuống khu phố Hai Bà Trưng và từ Hàng Giấy lên Yên Phụ còn vắng vẻ hơn nữa. Những ngôi biệt thự im ỉm đóng cửa suốt nhiều tháng liền. Dân ở đấy phần lớn là cán bộ, viên chức, công nhân phải đi sơ tán theo cơ quan nhà máy. Những gia đình khá giả xưa còn giữ lại được biệt thự cũng thấy đóng chặt mọi cửa sổ, cửa đi. Thỉnh thoảng mở hé ra những ô cửa cắt giấy hình hoa dán chặt lên kính phòng khi bom đạn rung lắc khỏi vỡ. Nghề cắt hoa giấy được những thanh niên khéo tay ở phố tự mày mò. Dán cho nhà mình và nhà bạn gái. Cũng có khi nhờ việc đi dán hộ hoa giấy cửa kính mà vài anh bỗng nên duyên với con gái chủ nhà. Nhiều thanh niên rỗi rãi xôn xao đi học hỏi nghề này dù chẳng bao giờ kiếm ra nổi một đồng xu khi hành nghề.

Chỉ trước đấy ít lâu thôi, những ô cửa biệt thự ở khu phố Tây còn là niềm ao ước của thanh niên Hà Nội mọi tầng lớp. Người ta nhìn từ ngoài phố vào có thể thấy những đồ đạc đắt tiền trưng bày đẹp mắt ở phòng khách. Có thể nghe tiếng dương cầm thánh thót vọng ra từ cửa sổ tầng trên một cách không vô tình. Có thể đoán ra gương mặt chủ nhân của thao thiết tiếng đàn ấy qua vệt bóng mờ trong ô cửa kính. Và hão huyền mơ mộng.

Dĩ nhiên thành phố chưa bao giờ đóng cửa. Và cũng không thể đóng. Thế nhưng những năm chiến tranh tất cả mọi cánh cửa trong thành phố đều đóng kín. Chẳng biết như thế có gọi là một thành phố đóng cửa được không? Bởi vì sau đó không lâu ta được làm quen với khái niệm “mở cửa”.

Những ô cửa phố phường còn lưu giữ được chuẩn mực thẩm mĩ ngày trước cho đến những năm “mở cửa” nền kinh tế. Đó là lối thiết kế cửa sổ “trong kính ngoài chớp” và cửa đi “thượng song hạ bản” khá phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa trên miền Bắc. Lối thiết kế này bắt đầu bị quên lãng kể từ khi những ngôi nhà tập thể lắp ghép ra đời vào quãng những năm ’70. Lúc ấy cửa sổ chỉ còn là một cánh kính mà thôi. Buổi tối đến thăm ông bạn sống trên tầng 5 những khu tập thể ấy chỉ cần ngước mắt lên nhìn xem có sáng đèn hay không cho đỡ mất công leo 5 tầng gác. Và đôi khi ông ấy không muốn tiếp bạn cũng chủ động tắt đèn phòng khách. Cả nhà rút vào buồng trong đóng kín cửa.

Núi rừng đã cạn kiệt gỗ lạt cũng là một nguyên nhân những ô cửa sổ thành phố không còn diện mạo đồng bộ như trước nữa. Những ô cửa trong kính ngoài chớp đã trở nên quá xa vời với khả năng của một gia đình trung lưu. Người ta phải dùng cửa chế tạo sẵn bằng vật liệu gỗ ép, nhôm hình và tràn lan kính. Cơn lốc thẩm mỹ cửa kính tràn vào thành phố vài năm nay đã đến mức bão hoà. Nhiều cánh cửa ở phố bây giờ cũng không cần đến khung gỗ khung nhôm nữa. Nó chỉ gồm có một tấm kính gắn bản lề quay mà thôi.

Thế nhưng nếu để ý kỹ thì mọi cánh cửa trong phố bây giờ đều luôn ở trong tình trạng đóng kín. Khói bụi và tiếng ồn đã làm cho người đi trên phố và người ở trong nhà buộc phải cách nhau ít nhất một lần cửa kính. Cuối cùng thì mục đích của việc mở ra rất nhiều cửa hình như chỉ là để đóng nó lại? 12.2017

đỗ phấn
TIN LIÊN QUAN

Đi Bình Dương

NHẬT HỒ |

Cụm từ “Đi Bình Dương” nay đã thành phổ biến đối với người dân miệt Hậu Giang. Con không chịu học hành, mẹ đe “Tao cho mầy đi Bình Dương”; doanh nghiệp làm ăn trầy trật “Tôi chuẩn bị đi Bình Dương rồi chứ mần ăn chi”.

Tôi đã sai, tôi xin lỗi

HOÀNG VĂN MINH |

Hơn 10h khuya. Con gái trườn ra khỏi chăn kêu “con đói” rồi bật bếp ga tự làm món bánh rán mà nó thích nhất. Một hỗn hợp làm bằng bột, đường, sữa và muối. Có khi vui vui còn thêm vào ít tiêu và bột ngọt. Chả nhớ cô nàng học cách làm món bánh đó ở đâu, lên mạng tra mãi cũng không thấy giống với bất kỳ món người ta gọi là bánh.

Trẻ em đường phố

đỗ phấn |

Chẳng biết từ bao giờ cụm từ “Trẻ em đường phố” được gán cho những đứa trẻ lêu lổng rất gần với tội phạm. Ngoài thương cảm ra người ta còn có ý đề phòng và không ít ác cảm. Thường ác cảm với chúng một thì ác cảm với những đấng sinh thành ra chúng mười.

Bị thu hồi, trung tâm nông nghiệp ngang nhiên tập kết quặng

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Hoạt động kém hiệu quả, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TP Thái Nguyên thành bãi chứa quặng, vật liệu xây dựng.

Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, nông dân mất trắng hàng tỉ đồng

Minh Thương |

Hà Nội - Sau bão lũ, hàng loạt hộ dân tại làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ) mất trắng cả vườn đào ươm cho vụ Tết, thiệt hại hàng tỉ đồng.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Một số tỉnh cho học sinh nghỉ học tránh bão

NHÓM PV |

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 19.9 để tránh bão. Tại Quảng Trị, một số địa phương, trường học đã cho học sinh nghỉ học.

Đi Bình Dương

NHẬT HỒ |

Cụm từ “Đi Bình Dương” nay đã thành phổ biến đối với người dân miệt Hậu Giang. Con không chịu học hành, mẹ đe “Tao cho mầy đi Bình Dương”; doanh nghiệp làm ăn trầy trật “Tôi chuẩn bị đi Bình Dương rồi chứ mần ăn chi”.

Tôi đã sai, tôi xin lỗi

HOÀNG VĂN MINH |

Hơn 10h khuya. Con gái trườn ra khỏi chăn kêu “con đói” rồi bật bếp ga tự làm món bánh rán mà nó thích nhất. Một hỗn hợp làm bằng bột, đường, sữa và muối. Có khi vui vui còn thêm vào ít tiêu và bột ngọt. Chả nhớ cô nàng học cách làm món bánh đó ở đâu, lên mạng tra mãi cũng không thấy giống với bất kỳ món người ta gọi là bánh.

Trẻ em đường phố

đỗ phấn |

Chẳng biết từ bao giờ cụm từ “Trẻ em đường phố” được gán cho những đứa trẻ lêu lổng rất gần với tội phạm. Ngoài thương cảm ra người ta còn có ý đề phòng và không ít ác cảm. Thường ác cảm với chúng một thì ác cảm với những đấng sinh thành ra chúng mười.