Daniil Medvedev - Thay đổi để vĩ đại, hoặc tầm thường như bao người khác

TAM NGUYÊN |

Trong tham vọng của mình, Daniil Medvedev không thể không muốn sánh ngang với Big Three về sự vĩ đại…

Muốn vĩ đại hay không?

Sau trận chung kết Australian Open 2022 hôm Chủ nhật (30.1) mà Daniil Medvedev là người thất bại, nhiều người nói rằng, anh còn nhiều thời gian để giành những danh hiệu lớn giống như Rafael Nadal hay Roger Federer, Novak Djokovic. 9 ngày nữa, Medvedev bước sang tuổi 26.

Đó có thể là một sự an ủi dành cho tay vợt người Nga, bởi thực tế là tương lai thuộc về anh và các tay vợt tên tuổi khác của thế hệ trẻ. Nhưng theo một cách hiểu khác, tay vợt số 2 thế giới lúc này không chỉ cần thời gian và các danh hiệu để trở nên vĩ đại.

Nếu Medvedev chỉ quan tâm đến các danh hiệu mà không phải là sự vĩ đại thì không cần bàn thêm. Nhưng chắc chắn rằng, trong tham vọng của mình, Daniil Medvedev không thể không muốn sánh ngang với Big Three về sự vĩ đại. Và nếu vậy, như đã nói, Medvedev cần nhiều thứ hơn là các danh hiệu.

2 ngày sau trận chung kết, Medvedev họp báo và chia sẻ rằng, tại giải đấu vừa qua, anh cảm nhận thấy việc mình và các tay vợt cùng thế hệ nhận được sự đối xử không công bằng từ người hâm mộ khi so sánh với các đối thủ lớn tuổi hơn. Medvedev tin rằng, những người nhận định về chuyện anh là một phần trong làn sóng mới được người hâm mộ yêu thích là “nói dối”.

Chơi xuất sắc để dẫn trước 2 set, nhưng cuối cùng, Medvedev để cho Nadal có được một trong những màn ngược dòng đáng nhớ nhất trong lịch sử. Điều gì làm nên bước ngoặt đó? Như thường lệ ở các trận đấu của Nadal hay Federer, Djokovic, phần lớn cổ động viên dành sự cổ vũ cho họ vì danh tiếng của Big Three.

Tay vợt số 2 thế giới được cho là “cầm cờ” cho thế hệ mới, khi Nadal, Federer và Djokovic không còn thi đấu. Nhưng dường như có một sự ghen tị nhất định từ Medvedev. Nhận định về việc người hâm mộ trên khắp thế giới đang nhận ra sự phát triển trong thế hệ trẻ và sẽ dành sự ủng hộ cho họ là điều mà tay vợt người Nga chưa cảm nhận thấy.

Muốn vĩ đại, phải thay đổi…

Đó là lý do Medvedev dần đánh mất mình trong trận chung kết. Tuy nhiên, nếu như bản lĩnh là thứ có thể củng cố, kinh nghiệm có thể bổ sung theo thời gian thì ngược lại, cá tính lại là vấn đề lớn nếu Medvedev muốn trở nên vĩ đại. Không một người chơi thể thao nào mà không rơi vào tình cảnh ức chế về tâm lý ở thời điểm nào đó, nhưng cách xử lý và phản ứng tạo nên con người, tạo nên giá trị cũng như vị thế.

Federer, Nadal đều có những lúc nổi giận. Tay vợt cá tính mạnh như Djokovic thậm chí còn nhiều hơn, nhưng đối đầu với cổ động viên là điều tối kị. Bản thân Djokovic từng bị rất nhiều người “ghét” bởi cá tính và dáng vẻ ngạo mạn, nhưng đó không phải hình ảnh anh đứng ở bên kia chiến tuyến với cổ động viên, mà là cách thúc đẩy bản thân ở tình thế khó khăn.

Giờ thì dần dần, người hâm mộ - đặc biệt là ở US Open, cũng đã thay đổi thái độ với Djokovic. Trong khi đó, với Medvedev, cứ cho là sự nghiệp của anh mới chỉ ở giai đoạn đầu, việc “gây hấn” với trọng tài, cổ động viên đã là việc rất thường xuyên.

To tiếng với trọng tài trong trận đấu, chê bai, chỉ trích cổ động viên khi họp báo, thậm chí còn dùng đến cách diễn đạt “chỉ số IQ thấp” để nói về cách nhiều người hâm mộ thể hiện, đặc biệt là ở trận đấu với Nick Kyrgios – tay vợt chủ nhà Australian Open.

… hoặc không là gì cả

Sau trận chung kết, Medvedev đã bộc bạch rất thẳng thắn, khẳng định “khán giả ở Australian Open đã hủy hoại anh khi tạo ra bầu không khí tiêu cực”. Có thể có sự thông cảm nào đó từ góc độ khách quan, nhưng rõ ràng, không phải vô cớ mà điều đó xuất hiện. Như đã nói trên, thái độ của Medvedev trong các trận đấu là lý do khiến khán giả “không ưa”. Anh sẽ phải đối mặt và vượt qua nếu không thay đổi.

Việc nói về “sẵn sàng từ bỏ Roland Garros hoặc Wimbledon nếu trước đó có giải đấu trên mặt sân cứng ở Moscow” càng làm cho nhiều người đánh giá thấp hình ảnh, quan điểm của Medvedev. Bên cạnh đó, cho rằng quốc tịch của mình là lý do khiến cổ động viên quay lưng, anh tự đưa mình về vị thế của “sẽ chỉ biết thi đấu vì bản thân và gia đình, chỉ thi đấu thôi, không mơ ước nữa”, có thể được hiểu là “tôi không cần sự vĩ đại nếu thế giới thù địch với tôi đến vậy”?

Roger Federer - giành Grand Slam đầu tiên năm 22 tuổi

Rafael Nadal – giành Grand Slam đầu tiên năm 19 tuổi

Novak Djokovic – giành Grand Slam đầu tiên năm 21 tuổi

Daniil Medvedev - giành Grand Slam đầu tiên năm 25 tuổi

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Rafael Nadal - Từ nguy cơ giải nghệ đến chung kết Australian Open

TAM NGUYÊN |

“Tôi đã nói chuyện với gia đình về khả năng giã từ sự nghiệp” – Rafael Nadal.

Australian Open 2022: Medvedev là trở ngại cuối cùng của Nadal

TAM NGUYÊN |

Nối bước Rafael Nadal, Daniil Medvedev đã giành vé còn lại vào chung kết Australian Open 2022.

Medvedev “tuyên chiến” với cổ động viên tại Australian Open 2022

TAM NGUYÊN |

Daniil Medvedev dường như đang trở thành nhân vật đối địch với các cổ động viên tại Australian Open 2022…

Mực nước Thủy điện Hòa Bình ra sao sau mưa lớn?

Minh Nguyễn |

Sau mưa lớn, mực nước ở hồ Thủy điện Hòa Bình tiếp tục dâng cao so với thời điểm đóng cửa xả lũ.

Một học sinh lớp 2 bị xe ôtô cán tử vong trong sân trường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một phụ huynh lái xe ôtô bán tải đã vô tình cán tử vong một nữ học sinh lớp 2 ngay trong sân trường.

Đắk Nông điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

PHAN TUẤN |

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông vừa quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.

Quán cơm bình dân đông khách nhất Hạ Long bị tẩy chay

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc vụ quán Cơm sạch bà Liên bị dư luận đề nghị tẩy chay.

Thượng Hải hứng bão mạnh nhất 75 năm

Thanh Hà |

Bão Bebinca đổ bộ Thượng Hải (Trung Quốc) sáng 16.9 với cường độ bão cấp 1, sức gió vượt qua cơn bão mạnh nhất tấn công thành phố này năm 1949.