10 khu vực nắng nóng nhất hành tinh

HỒNG HẠNH |

Dưới đây là 10 khu vực nắng nóng nhất hành tinh theo liệt kê của tờ Independent.

1. Thung lũng Chết, California, Mỹ

Khu vực này được ghi nhận kỷ lục là nơi nóng nhất năm 2019 với nhiệt độ lên tới 47 độ C. Vào năm 1913, nhiệt độ ở đây cao ở mức 56,7 độ C.

2. Aziziyah, Libya

Vào năm 1922, Aziziyah được trao danh hiệu nơi nóng nhất trái đất với nhiệt độ được ghi nhận ở mức 58 độ C. Tuy nhiên, vào năm 2012, quốc gia này không còn gắn liền với danh hiệu này nữa khi mà các nhà khí tượng tuyên bố có sự sai sót trong quá trình ghi chép nhiệt độ. Mặc dù vậy, nơi này vẫn có nhiệt độ trên 48 độ C vào giữa mùa hè năm 2019.

3. Dallol, Etiopia

Dallol có nhiệt độ trung bình hàng ngày là 41 độ C trong suốt 6 năm kể từ năm 1960 đến năm 1966, trở thành khu vực có sự tồn tại của con người có nhiệt độ trung bình cao nhất.

4. Wadi Halfa, Sudan

Ở Wadi Halfa hầu như không có mưa trong suốt năm 2019. Tháng 6 thường là tháng nắng nóng nhất với nhiệt độ trung bình 41 độ C. Nơi này từng nghi nhận mức nhiệt cao nhất ở mức 53 độ C vào tháng 4.1967.

5. Dasht-e Loot, Iran

Hoang mạc này có nhiệt độ mặt đất nóng nhất trên hành tinh với các số liệu từ năm 2003 đến 2009 cho thấy nhiệt độ cao nhất rơi vào 70,7 độ C. Chính bởi khí hậu quá khắc nghiệt mà nơi đây không có sự sống của con người cho đến nay.

6. Tirat Zvi, Israel

Tirat Zvi được ghi nhận có nhiệt độ cao nhất ở Châu Á - chạm mốc 54 độ C vào tháng 6 năm 1942. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng việc ghi chép thời tiết ở đây có sự nhầm lẫn khi mà nhiệt độ thực tế chỉ ở mức 53 độ C. Nhiệt độ quanh năm ở khu vực này luôn ở mức trung bình 37 độ C.

7. Timbuktu, Mali

Thành phố này ở phía nam sa mạc Sahara. Vào mùa đông, nơi đây thậm chí luôn có nhiệt độ trung bình 30 độ C. Nhiệt độ nắng nóng kỉ lục của khu vực này từng được ghi nhận ở mức 49 độ C.

8. Kebili, Tunisia

Thị trấn sa mạc có nhiệt độ trung bình cao hơn 40 độ C trong suốt mùa hè. Ghi chép thời tiết cho thấy nhiệt độ cao nhất ở đây là 55 độ C.

9. Ghadames, Libya

Ốc đảo giữa sa mạc này được công nhận là Di sản Thế giới UNESCO nhờ những túp lều đặc trưng được làm từ bùn giúp bảo vệ 7.000 người dân tránh nóng. Được biết đến như “viên ngọc của sa mạc”, nơi đây có nhiệt độ trung bình 40 độ C, thậm chí, đã từng ở mức 55 độ C.

10. Bandar-e Mahshahr, Iran

Nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận ở thành phố ngột ngạt này là 51 độ C. Nơi đây có chỉ số nắng nóng cao thứ 2 trên thế giới - chỉ số nắng nóng bao gồm nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối - 74 độ vào tháng 6.2015.

HỒNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Phục hồi xanh để hồi sinh nền kinh tế và giải quyết biến đổi khí hậu

Bảo Châu |

Các chương trình đầu tư công "xanh" quy mô lớn sẽ là giải pháp hiệu quả nhất về chi phí để hồi sinh các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và giải quyết biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu và COVID-19: Gia tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm mới

Bảo Châu |

Dịch bệnh COVID-19 khiến hơn 75.000 người bị lây nhiễm trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên và lần cuối cùng thế giới đối phó với sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu, biến đổi khí hậu và những hệ luỵ của nó sẽ còn gây ra nhiều mối đe doạ trầm trọng hơn đối với cuộc sống con người.

Thế giới động vật: Biến đổi khí hậu khiến loài ong vò vẽ dần tuyệt chủng

H,Cường |

Biến đổi khí hậu là tác nhân chính đẩy loài ong vào nguy cơ tuyệt chủng. Việc này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái và nông nghiệp trên toàn cầu, vì ong là loài côn trùng nổi trội trong việc phát tán phấn hoa và thụ phấn cho nhiều loại thực vật hoang dã.

Bão số 4 gây mưa, vườn nhà dân xuất hiện hố sụt lún

HƯNG THƠ |

Ảnh hưởng bão số 4 đã gây mưa, khiến 1 hố sụt lún xuất hiện ở vườn nhà dân ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Dự án 3 lần lùi tiến độ bị thanh tra toàn diện tại Quảng Nam

Lam Duy |

Dự án của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Viesky bị thanh tra toàn diện tại Quảng Nam có 3 lần xin điều chỉnh tiến độ.

Một nhà hàng ở Yên Bái bị tố chặt chém đoàn từ thiện bão lũ

Trần Bùi |

Một nhà hàng trên địa bàn TP Yên Bái bị đoàn khách từ thiện tố "chặt chém" khi thu hóa đơn tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người.

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay

ĐÌNH TRỌNG |

Cơ quan chức năng tại tỉnh Bình Dương cho biết, sáng nay (19.9), bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sau khi được xét giảm án.

Bão số 4 chưa vào, cây cối ở Quảng Bình đã bật gốc

CÔNG SÁNG |

Bão số 4 chưa vào, cây cối tại đường Võ Thị Sáu (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đã bật gốc.

Phục hồi xanh để hồi sinh nền kinh tế và giải quyết biến đổi khí hậu

Bảo Châu |

Các chương trình đầu tư công "xanh" quy mô lớn sẽ là giải pháp hiệu quả nhất về chi phí để hồi sinh các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và giải quyết biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu và COVID-19: Gia tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm mới

Bảo Châu |

Dịch bệnh COVID-19 khiến hơn 75.000 người bị lây nhiễm trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên và lần cuối cùng thế giới đối phó với sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu, biến đổi khí hậu và những hệ luỵ của nó sẽ còn gây ra nhiều mối đe doạ trầm trọng hơn đối với cuộc sống con người.

Thế giới động vật: Biến đổi khí hậu khiến loài ong vò vẽ dần tuyệt chủng

H,Cường |

Biến đổi khí hậu là tác nhân chính đẩy loài ong vào nguy cơ tuyệt chủng. Việc này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái và nông nghiệp trên toàn cầu, vì ong là loài côn trùng nổi trội trong việc phát tán phấn hoa và thụ phấn cho nhiều loại thực vật hoang dã.