Báo chí nước ngoài lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

KHÁNH AN |

Theo thống kê của Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT), chỉ riêng trong tháng 10.2023, có 452 tin, bài của các hãng thông tấn, báo đài nước ngoài về kinh tế - xã hội Việt Nam.

Trong tháng 10.2023, dư luận nước ngoài nhìn chung vẫn đăng nhiều tin, bài tích cực phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, báo chí nước ngoài phân tích về khó khăn, thách thức của kinh tế Việt Nam.

Cụ thể, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn vẫn còn mong manh do tiếp tục chịu ảnh hưởng và tác động từ các yếu tố bên ngoài; lĩnh vực sản xuất xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải đối mặt với những trở ngại đáng kể do tăng trưởng yếu ở Mỹ, Liên minh châu Âu và nhu cầu nước ngoài sụt giảm.

Thông tin tích cực về kinh tế - xã hội Việt Nam trong tháng tập trung vào các nội dung sau: Dự báo tăng trưởng năm 2023 chững lại, nhưng sẽ phục hồi năm 2024 - 2025; Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực châu Á trong 5 năm tới; Việt Nam được dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ 25 thế giới vào năm 2030.

Cụ thể, các tổ chức tài chính quốc tế dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh chóng về trung hạn khi xuất khẩu phục hồi: Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 ở mức 4,7%. Theo Reuters, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Ngân hàng Thế giới - WB dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 chững lại 4,7%, phục hồi mức 5,5% năm 2024 và 6,0% năm 2025.

Còn theo BNN, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tích cực chủ yếu nhờ nỗ lực ngăn chặn thành công đại dịch COVID-19. Điều này cho phép hoạt động kinh tế phục hồi nhanh hơn so với các quốc gia khác. Chính phủ thực hiện các biện pháp chủ động hỗ trợ doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng trong nước.

Các chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, đồng thời khuyến khích chi tiêu của người tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, Spglobal nhận định Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực châu Á trong 5 năm tới nhờ một số động lực tăng trưởng chủ đạo: Hưởng lợi từ chi phí nhân công sản xuất tương đối thấp so với các tỉnh ven biển của Trung Quốc; có lực lượng lao động khá dồi dào và được đào tạo tốt so với nhiều đối thủ khác trong khu vực Đông Nam Á, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất hấp dẫn đối với các tập đoàn đa quốc gia...

Việt Nam được dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ 25 thế giới vào năm 2030, với GDP dự kiến ​​vào năm 2030 đạt 878,99 tỉ USD - theo Finance.

Còn theo Nikkei Asia, Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ việc định vị lại thị trường xuất khẩu toàn cầu khi xét đến quy mô xuất khẩu và quy mô kinh tế tương đối nhỏ của Việt Nam. Ngoài việc chiếm được một phần đáng kể nhờ các ngành xuất khẩu của Trung Quốc bị suy giảm, Việt Nam cũng đã liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực mới nổi của Trung Quốc.

Theo báo cáo phân tích lợi thế so sánh của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3, kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có sự tương đồng về cơ cấu sản xuất. Do đó, Việt Nam có tiềm năng tiếp tục tăng trưởng thị phần hàng xuất khẩu.

Nhật báo De Morgen nhận định, Việt Nam phát triển từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Các nhà sản xuất phương Tây đang đến Việt Nam nhờ lợi thế: Bờ biển dài với các cảng sâu; dân số trẻ với gần 100 triệu người có trình độ học vấn tương đối tốt; lương tối thiểu 230 Euro mỗi tháng; mức thuế ưu đãi (trung bình 4,35% thuế kinh doanh mỗi năm trong 15 năm đầu tiên); hệ thống chính trị ổn định.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

EU hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam

Minh Đạt |

Nhận lời mời của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Cửa ngõ Toàn cầu (GGF) lần thứ nhất tại Brussels, Vương quốc Bỉ từ ngày 25 đến 26.10.

Việt Nam chủ động tăng cường liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu

Khánh Minh |

Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, sẽ góp phần củng cố xu thế tăng cường liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, đặc biệt khi Việt Nam là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn.

Việt Nam có sức hút FDI mạnh bậc nhất Đông Nam Á

Khánh Minh |

Việt Nam trở thành một trong những thỏi nam châm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ nhất Đông Nam Á nhờ có nhiều đặc điểm thân thiện với các nhà đầu tư.

Doanh nhân Việt Nam: Tâm - Tài - Trí - Dũng

Thùy Linh |

Tròn 20 năm trước, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

Vào can bạn đánh nhau, nữ sinh lớp 11 bị đánh gãy đốt sống cổ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thấy nhóm bạn đánh nhau, nữ sinh lớp 11 vào can thì bị cả nhóm đánh đập dã man, khiến nạn nhân bị gãy đốt sống cổ.

Từ cậu học sinh cổ vũ thành Quán quân Olympia

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Năm 2023, Võ Quang Phú Đức là thành viên đội cổ động viên ở đầu cầu Huế, năm nay, Phú Đức đã thành Quán quân Olympia.

Bổ nhiệm 3 Đại tá làm Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh

Quang Việt |

Trong tuần, công an các tỉnh Quảng Bình, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc ghi nhận việc bổ nhiệm chức vụ một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.

Cận cảnh cống âu hơn 500 tỉ đồng sắp về đích ở Tiền Giang

Thành Nhân |

Tiền Giang - Dự án cống âu Nguyễn Tấn Thành đạt khối lượng thi công hơn 99%, dự kiến công trình này sẽ bàn giao cuối tháng 10.2024.

EU hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam

Minh Đạt |

Nhận lời mời của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Cửa ngõ Toàn cầu (GGF) lần thứ nhất tại Brussels, Vương quốc Bỉ từ ngày 25 đến 26.10.

Việt Nam chủ động tăng cường liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu

Khánh Minh |

Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, sẽ góp phần củng cố xu thế tăng cường liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, đặc biệt khi Việt Nam là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn.

Việt Nam có sức hút FDI mạnh bậc nhất Đông Nam Á

Khánh Minh |

Việt Nam trở thành một trong những thỏi nam châm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ nhất Đông Nam Á nhờ có nhiều đặc điểm thân thiện với các nhà đầu tư.