Các yếu tố khiến Italia có số tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới

Ngọc Vân |

Nhiều người tự hỏi tại sao Italia, đất nước Địa Trung Hải lại có số ca mắc và tử vong do dịch COVID-19 cao nhất thế giới.

Các chuyên gia liệt kê một loạt các lý do - từ độ tuổi tương đối cao của Italia đến hệ thống chăm sóc sức khỏe căng thẳng, thậm chí cả những yếu tố xui xẻo - khiến Italia rơi vào một thảm họa chưa từng thấy trong nhiều thế hệ.

Không có câu trả lời riêng biệt nào trong số những yếu tố dưới đây giải thích lý do tại sao quốc gia 60 triệu dân này có số ca tử vong vì dịch COVID-19 cao nhất thế giới 7,7 tỉ người.

Nhưng các quốc gia khác có thể tìm hiểu từng yếu tố này để áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác nhau trong hoàn cảnh từng nước để để tránh trở thành một Italia tiếp theo.

Dân số già

Một trong những yếu tố đầu tiên mà hầu hết mọi người nhìn vào các số liệu đều chỉ ra là tuổi trung bình của người Italia ở mức cao là 45,4 tuổi vào năm ngoái - cao hơn bất kỳ nơi nào khác ở Châu Âu.

Độ tuổi trung bình của Italia cũng cao hơn 7 tuổi so với tuổi trung bình ở Trung Quốc và cao hơn một chút so với Hàn Quốc.

Số liệu được công bố vào ngày 20.3 cho thấy tuổi trung bình của người Italia tử vong vì COVID-19 là 78,5 tuổi. Gần 99% trong số họ cũng bị ít nhất một bệnh nền. Do đó, tỷ lệ tử vong của những người nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Italia là  8,6%, mức tương đối cao.

"Tử vong vì COVID-19 đang tác động mạnh đến các nhóm tuổi lớn hơn" - AFP dẫn lời giáo sư Jennifer Dowd của Đại học Oxford lưu ý trên Twitter.

"Các quốc gia có dân số già sẽ cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ tích cực hơn để ở dưới ngưỡng số ca nghiêm trọng vượt ra ngoài khả năng của hệ thống y tế" - Giáo sư Dowd nói.

Tuy nhiên, Nhật Bản có tuổi trung bình là 47,3 - thậm chí còn cao hơn Italia, nhưng Nhật Bản đến nay chỉ có 35 ca tử vong, trong khi Italia có tới 4.825 ca. Vì vậy, rõ ràng tuổi không phải là yếu tố duy nhất.

Xui xẻo

"Tôi nghĩ câu hỏi ‘Tại sao lại là Italia’ là câu hỏi quan trọng nhất và nó có một câu trả lời đơn giản: Không có lý do nào cả" - Tiến sĩ Yascha Mounk thuộc Đại học Johns Hopkins nói với đài truyền hình CBC của Canada.

"Điều duy nhất làm cho Italia khác biệt là một vài trường hợp đầu tiên (lây truyền tại địa phương) đã đến Italia khoảng 10 ngày trước khi họ đến Đức, Mỹ hoặc Canada."

4.825 người đã chết ở Italia kể từ khi một nhà xây dựng 78 tuổi đến từ Milan trở thành ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 ở Châu Âu.

Các quốc gia Châu Âu như Tây Ban Nha và Pháp hiện đang đi theo quỹ đạo của Italia và về mặt lý thuyết có thể sẽ có nhiều ca tử vong và ca nhiễm trong vài tuần.

Sụp đổ hệ thống

Một thực tế nghiệt ngã có thể được rút ra từ bài học ở miền bắc Italia là các ca bệnh bắt đầu lây lan nhanh hơn nhiều khi hệ thống chăm sóc sức khỏe đạt đến điểm bão hòa.

Các bác sĩ phải bắt đầu đưa ra quyết định giữa sự sống và cái chết, về bệnh nhân mà họ cứu giúp trước - và tại sao lại quyết định như vậy - khi họ hết sạch thiết bị bảo hộ như khẩu trang phòng độc và thậm chí cả giường bệnh.

"Đôi khi bạn phải cân nhắc cơ hội thành công trước tình trạng của bệnh nhân", người đứng đầu đơn vị cấp cứu của bệnh viện Brescia, ông Paolo Terragnoli nói với AFP trong tuần này.

"Chúng tôi cố gắng làm hết sức mình cho mọi người, đồng thời làm thêm một điều gì đó cho những người có cơ hội tốt hơn”.

Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của chính phủ Italia là virus sẽ bắt đầu lan sang miền nam nghèo hơn và ít trang bị hơn.

Sàng lọc và kiểm đếm

Thế giới đột nhiên nhận ra không có đủ bộ kit thử để sàng lọc COVID-19.

Các quốc gia như Italia đã giải quyết vấn đề này bằng cách chỉ kiểm tra những người đã biểu hiện các triệu chứng như sốt và ho khan.

Hàn Quốc có kit thử và phương tiện để thực hiện hơn 10.000 xét nghiệm mỗi ngày.

Đức có mô hình tương tự và tỷ lệ tử vong của Đức bắt đầu giảm ngay khi những ca nhiễm COVID-19 nhẹ cũng bắt đầu được tính.

Điều này phần nào giải thích tại sao tỷ lệ tử vong của Italia rất cao và tại sao COVID-19 được kiềm chế nhanh hơn ở một số quốc gia khác.

Giáo sư Michael Mina của Đại học Harvard nói rằng 100.000 xét nghiệm mỗi ngày "có thể là tối ưu" đối với một quốc gia như Mỹ.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Italia vừa trải qua ngày tang tóc nhất vì COVID-19

Song Minh |

Italia ghi nhận gần 800 ca tử vong do COVID-19 hôm 21.3 - ngày tang tóc nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Tây Ban Nha: Số ca COVID-19 đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc, Italia

Song Minh |

Tây Ban Nha tăng vọt thêm gần 5.000 ca COVID-19 trong ngày 21.3, đứng thứ 3 thế giới về tổng số ca nhiễm, chỉ sau Trung Quốc và Italia.

Việt Nam tạm dừng nhập cảnh với người nước ngoài từ 0h ngày 22.3

Ngọc Vân |

Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài từ 00h00 ngày 22.3.2020 nằm ngăn ngừa dịch COVID-19.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.