Châu Á phải thích ứng với nắng nóng

Thanh Hà |

Trong nhiều tuần và nhiều tháng tới, mỗi khi thức dậy, người dân Singapore sẽ phải có thói quen kiểm tra nhiệt độ ngoài trời trước khi bắt đầu những hoạt động trong ngày.

Hơn 1 thập kỷ trước, đây là việc không cần phải thực hiện ở trung tâm tài chính châu Á này. Hiện tại, trước những diễn biến của khí hậu, Singapore dự tính phải phát cảnh báo thường xuyên về nhiệt độ cực đoan.

Giới chức Singapore không hề thận trọng quá mức bởi lẽ trong tuần này, các nhà khoa học khí hậu xác nhận tháng 7 sẽ là tháng nóng nhất kể từ khi dữ liệu được ghi lại.

Các quan sát viên của Liên Hợp Quốc và EU cảnh báo, đợt nắng nóng gần đây có thể là chưa từng có trong hàng nghìn năm và đây chỉ là một phần của khí hậu trong tương lai.

“Với tình trạng biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Singapore, đang chứng kiến nhiệt độ tăng cao. Do đó, điều quan trọng là công chúng phải thích nghi" - Bộ Phát triển Bền vững và Cơ quan Môi trường Quốc gia của Singapore nêu trong một thông cáo chung gần đây.

Theo AFP, ngày càng có nhiều khả năng những nỗ lực của Singapore sẽ sớm được nhân rộng theo nhiều hình thức khác nhau trên khắp châu Á, bởi khu vực này rất dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.

Gần đây, lũ lụt quét qua miền bắc Ấn Độ trong khi một khu vực ở Tân Cương, Trung Quốc có nhiệt độ 52,2 độ C, phá kỷ lục 50,6 độ C được thiết lập năm 2017.

Nhiệt độ ở châu Á có xu hướng tăng lên trong những năm El Nino. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý, thời tiết như vậy sẽ trở nên phổ biến hơn do nhân loại không ngừng sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

Bà Friederike Otto - giảng viên cao cấp về khoa học khí hậu tại Viện Biến đổi khí hậu và Môi trường Grantham tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London - cho biết: “Kể cả khi chúng ta ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch ngay, nhiệt độ cũng sẽ không giảm. Vì vậy, chắc chắn chúng ta phải sống chung với những đợt nắng nóng như chúng ta đang chứng kiến hiện nay".

Nắng nóng ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của những người sống trong các cộng đồng bị thiệt thòi, khả năng tiếp cận kém với các dịch vụ y tế công cộng.

Marina Romanello - giám đốc điều hành Lancet Countdown về biến đổi khí hậu và sức khỏe - cho hay, tỉ lệ tử vong liên quan tới nhiệt độ tăng khoảng 70% trên toàn cầu kể từ những năm 2000.

Chỉ riêng trong năm 2021, nhiệt độ tăng cao khiến toàn cầu làm mất khoảng 470 tỉ giờ làm việc, gây thiệt hại tài chính khoảng 700 tỉ USD.

Các nhà khoa học cho biết, những nước nghèo nhất - như Bangladesh, Nepal, Pakistan và Myanmar - thường là những nước chịu gánh nặng của biến đổi khí hậu. Điều này là do các cộng đồng có có thu nhập thấp chịu ảnh hưởng của thiên tai cần rất nhiều thời gian để xây dựng lại, cùng với đó là thiếu mạng lưới phúc lợi xã hội an toàn...

Nhiệt độ cao cũng gây ra những mối đe doạ khác, bao gồm cả những vụ cháy rừng. Tuần này, chính quyền Indonesia thông tin, số khu vực dễ bị cháy rừng đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ ngày 17 đến ngày 23.7 do thời tiết khô hạn. Những thông tin này gợi nhắc về khói mù do các đám cháy bao trùm Đông Nam Á trong 5 tháng của năm 2015. Một nghiên cứu tại Mỹ sau đó phát hiện khói mù năm 2015 gây ra tử vong sớm của hơn 100.000 người ở Indonesia, Malaysia và Singapore.

Thời tiết nóng và ẩm cũng tăng mối lo về các bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết và sốt rét, theo Aravindan Srinivasan - giám đốc hợp tác chuyên đề tại Asian Venture Philanthropy Network.

Những căn bệnh này vốn đã phổ biến ở Đông Nam Á, Nam Mỹ và châu Phi cận Sahara nhưng hiện đã bắt đầu bùng phát ở những nơi mới như châu Âu.

Dù vậy, châu Á vẫn có nguy cơ cao nhất. Chuyên gia Srinivasan chỉ ra, 5 trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu - gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan và Indonesia - đều nằm ở châu Á.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gia tăng ở châu Á

Thanh Hà |

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gia tăng ở châu Á, cơ quan thời tiết của Liên Hợp Quốc cảnh báo.

Quốc gia châu Á dự kiến đón lượng du khách Nga kỷ lục

Khánh Minh |

Hai triệu du khách Nga dự kiến đến quốc gia châu Á này trong năm 2024.

Quốc gia châu Á tốt nhất để nghỉ hưu

Song Minh |

Nasdaq xếp hạng Malaysia là nơi tốt nhất để nghỉ hưu ở châu Á.

Giá cả ở Việt Nam chênh lệch thế nào trong mắt khách Tây?

Nguyễn Đạt |

Tính toán chi phí du lịch Việt Nam, khách Tây bất ngờ vì đồ ăn nhanh, cà phê khá đắt so với quê nhà, còn dịch vụ làm đẹp quá rẻ.

Dân vùng táo muối đặc sản Hải Phòng nỗ lực cứu vụ Tết

Hoàng Khôi |

Người dân vùng trồng táo muối đặc sản Hải Phòng tiếc nuối, xót xa khi hàng trăm ha táo tươi tốt, đang độ ra hoa để cho thu hoạch vụ Tết bỗng tả tơi, thiệt hại do bão.

Cầu Long Thành hoàn thành sửa chữa vượt tiến độ

MINH QUÂN |

Công tác sửa chữa khe co giãn tại cầu Long Thành trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành trước kế hoạch 4 ngày.

Bão áp sát, một trường ở Quảng Bình vẫn thi sát hạch lái xe

CÔNG SÁNG |

Mặc dù bão số 4 đã áp sát đất liền, nhưng Trường Trung cấp nghề Bình Minh Quảng Bình vẫn tổ chức thi sát hạch lái xe cho các học viên.

Xuất hiện thư nặc danh dọa đặt bom sân bay Cam Ranh

Hữu Long |

Khánh Hòa – Công an xác định có một thư điện tử nặc danh với nội dung đe dọa đặt bom gửi đến sân bay Cam Ranh.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gia tăng ở châu Á

Thanh Hà |

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gia tăng ở châu Á, cơ quan thời tiết của Liên Hợp Quốc cảnh báo.

Quốc gia châu Á dự kiến đón lượng du khách Nga kỷ lục

Khánh Minh |

Hai triệu du khách Nga dự kiến đến quốc gia châu Á này trong năm 2024.

Quốc gia châu Á tốt nhất để nghỉ hưu

Song Minh |

Nasdaq xếp hạng Malaysia là nơi tốt nhất để nghỉ hưu ở châu Á.