Cơ hội cho các công ty khởi nghiệp y tế ở Đông Nam Á

Thanh Hà |

Các doanh nghiệp khởi nghiệp Đông Nam Á, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và giao hàng, đang huy động hàng triệu USD để đẩy nhanh việc mở rộng bất chấp khủng hoảng do đại dịch COVID-19.

Triển vọng trong lĩnh vực y tế

Trong số các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế dường như được thúc đẩy trong đại dịch có ứng dụng y tế từ xa (telehealth) Doctor Anywhere. Đơn vị có trụ sở tại Singapore đã huy động được 27 triệu USD vào cuối tháng 3 trong một loạt tài trợ từ một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có nhà điều hành bệnh viện Malaysia IHH Healthcare.

“Kể từ khi dịch bùng phát, chúng tôi có nhiều người tiếp cận trong những tuần qua bày tỏ sự quan tâm và thiết lập các cuộc trao đổi về các khoản đầu tư tiềm năng” - Lim Wai Mun - nhà sáng lập và CEO của Doctor Anywhere chia sẻ với Nikkei.

Ứng dụng Doctor Anywhere cho phép hơn 1 triệu người dùng tham vấn ý kiến của bác sĩ sở tại thông qua cuộc gọi video, với giá khoảng 14USD cho một lần tư vấn tại Singapore. Thuốc sẽ được chuyển tới cho người sử dụng dịch vụ trong vòng vài giờ. Khoảng 1.300 bác sĩ đa khoa và chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại Singapore, Thái Lan và Việt Nam được đăng ký trên nền tảng này.

Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lây lan, các nền tảng y tế từ xa đã thu hút được nhiều sự quan tâm hơn. Nền tảng này đã được triển khai tại các trạm kiểm soát hải quan bến phà của Singapore để giúp kiểm tra tại chỗ sức khỏe của hành khách có triệu chứng COVID-19 thông qua dịch vụ tư vấn từ xa. Nền tảng cũng cung cấp dịch vụ y tế cho những cá nhân cách ly tại nhà ở Singapore.

Việc kêu gọi quỹ cho các dự án khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã chậm lại từ cuối năm ngoái sau thất bại trong đợt IPO Mỹ của công ty không gian làm việc chung WeWork làm ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư. Đại dịch COVID-19 và những tác động kinh tế của các biện pháp giãn cách xã hội đã góp thêm vào xu hướng này. Nhiều nhà đầu tư chuyển hướng khỏi những khoản đầu tư có rủi ro và giữ tiền để hỗ trợ các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư hiện tại.

Phản ánh xu hướng này, tổng số vốn do các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á huy động được trong quý đầu tiên của năm 2020 là 26,5 tỉ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái (29,3 tỉ USD), theo dữ liệu khởi nghiệp Mỹ Crunchbase. Số lượng thỏa thuận được công bố trong giai đoạn này, từ vòng tiền hạt giống (pre-seed funding) để huy động vốn đầu tiên của một công ty khởi nghiệp cho tới các vòng sau, giảm 40% xuống còn 144.

Trong khi đó, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe lại có triển vọng tươi sáng hơn. Việc kinh doanh của Doctor Anywhere đã “tăng gấp hai đến ba lần” kể từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bắt đầu. Theo đó, đại dịch COVID-19, dẫn tới những nhu cầu y tế từ xa và khiến dịch vụ mà công ty này cung cấp là một công cụ hữu ích, phương tiện bổ sung để giải quyết các vấn đề về lực lượng lao động, chăm sóc cho nhóm dân cư có nguy cơ cũng như chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn.

Công ty sẽ sử dụng 27 triệu USD để củng cố hoạt động kinh doanh hiện tại ở Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cũng như để tạo điều kiện mở rộng sang các thị trường mới như Malaysia và Philippines trong năm nay - ông nói.

Trong ba tháng đầu năm 2020, chuỗi nhà thuốc Việt Nam Pharmacity cũng đã huy động được 31,8 triệu USD, trong khi công ty khởi nghiệp giao hàng thực phẩm Malaysia Dahmakan đã huy động được 18 triệu USD, theo Crunchbase.

Mục tiêu đầu tư hấp dẫn trong giao hàng

Giao hàng thực phẩm là một ngành kinh doanh đang bùng nổ trong khu vực trong bối cảnh nhiều người làm việc và học tập tại nhà do chính sách giãn cách xã hội ngăn ngừa đại dịch COVID-19.

Tổng số tiền mà các công ty khởi nghiệp liên quan đến logistics huy động được trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay tăng gấp 3, lên tới 56 triệu USD, theo dữ liệu.

Trong hai đến ba năm qua, các ứng dụng y tế từ xa đã được coi là một lĩnh vực đầy triển vọng ở Đông Nam Á do sự khan hiếm bác sĩ và dân số trung lưu đang phát triển, có ý thức hơn về sức khỏe của họ. Tương tự, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics dự kiến sẽ tăng lên do nhu cầu thương mại điện tử tăng và các hệ thống phân phối truyền thống yếu. Đại dịch chỉ là yếu tố góp phần nêu bật những vấn đề này.

Khoảng 80% số tiền mới được huy động trong quý đầu tiên của năm 2020 đã dành cho Gojek của Indonesia và Grab ở Singapore - những dịch vụ xe công nghệ hoạt động trải rộng từ giao hàng tới thanh toán điện tử. Gojek và Grab lần lượt huy động được 1,2 tỉ USD và 850 triệu USD. Những con số này cho thấy các công ty “kỳ lân” (dùng để chỉ các doanh nghiệp khởi nghiệp được định giá từ 1 tỉ USD trở lên) kể trên tiếp tục là mục tiêu đầu tư hấp dẫn bất chấp những bất ổn do đại dịch toàn cầu.

Trong khi các dịch vụ chở khách bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, cả Gojek và Grab đều chứng kiến nhu cầu giao hàng thực phẩm tăng cao.

Theo Nikkei, xu hướng kêu gọi được đầu tư ở các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế và giao hàng vẫn cho thấy dấu hiệu tích cực ở tháng 4 khi số ca COVID-19 tăng, lệnh giới nghiêm và các hạn chế đi lại tiếp tục được đưa ra.

Công ty khởi nghiệp logistics Indonesia Kargo Technologies đã huy động được 31 triệu USD, trong khi công ty khởi nghiệp logistics Singapore Ninja Van đã huy động được 124 triệu USD trong tháng này. Đơn vị điều hành dịch vụ y tế từ xa eDoctor của Việt Nam cũng đã huy động được một khoản tiền không công bố.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Gần 30.000 khẩu trang được doanh nghiệp du lịch Việt Nam gửi tặng Pháp

Thái An |

18 doanh nghiệp lữ hành du lịch tại Hà Nội có sử dụng tiếng Pháp đã dành tặng 28.500 khẩu trang cho nước Pháp vượt qua đại dịch COVID-19.

Doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa đảm bảo phòng chống dịch

Anh Nhàn |

Việc áp dụng Bộ 10 chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại doanh nghiệp (DN) cùng với sự vào cuộc kiểm tra nghiêm ngặt của ngành Y tế, đến nay, hầu hết DN có đông công nhân trên địa bàn đã khắc phục xong những tồn tại có tính rủi ro lây nhiễm cao và hoạt động sản xuất ổn định. Điều này đã giúp các DN vừa đảm bảo an toàn cho người lao động trong sản xuất, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19.

Vực dậy nền kinh tế: Thị trường nội địa sẽ là cứu cánh cho doanh nghiệp

Phong Nguyễn |

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và báo cáo đánh giá của các địa phương về tình hình lao động việc làm cho thấy, đến giữa tháng 4.2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; gần 85% DN được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiệm vụ cấp thiết trước mắt là khống chế hiệu quả dịch bệnh và tái khởi động sản xuất, kinh doanh để vực dậy nền kinh tế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Cựu Chủ tịch FLC và 2 em gái xin giảm án

Việt Dũng |

Trong số 25 người kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm dân sự.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.