NASA tiến hành khảo sát nước toàn cầu từ ngoài vũ trụ

Anh Vũ |

NASA đã thiết kế một vệ tinh có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về sông, hồ và biển từ trên quỹ đạo Trái đất.

Một sứ mệnh vệ tinh quốc tế do NASA dẫn đầu đã được thiết lập để khởi hành từ Nam California vào ngày 15.12, trong một dự án khoa học lớn về Trái đất. Đây là lần đầu tiên một cuộc khảo sát toàn diện về các đại dương, hồ và sông trên thế giới được tiến hành.

Dự án này mang tên SWOT hay Surface Water and Ocean Topography (phân tích nước mặt và biển), vệ tinh radar tiên tiến của NASA được thiết kế để cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn chưa từng có về thứ chất lỏng mang lại sự sống, hiện đang bao phủ 70% hành tinh của chúng ta. Từ đó, làm sáng tỏ cơ chế và hậu quả của biến đổi khí hậu.

Tên lửa Falcon 9 - thuộc sở hữu và điều hành bởi SpaceX của tỉ phú Elon Musk - đã được chuẩn bị để cất cánh từ Căn cứ Lực lượng Vũ trụ Mỹ Vandenberg, cách thành phố Los Angeles khoảng 275km về phía tây bắc, để đưa vệ tinh SWOT vào quỹ đạo .

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, vệ tinh to cỡ một chiếc xe bán tải sẽ thu thập dữ liệu nghiên cứu trong vòng vài tháng.

Lần đầu tiên có một dự án nghiên cứu nước trên toàn bộ bề mặt Trái đất, đặc biệt hơn là với sự giúp đỡ của vệ tinh từ quỹ đạo. Ảnh: AFP
Lần đầu tiên có một dự án nghiên cứu nước trên toàn bộ bề mặt Trái đất, đặc biệt hơn là với sự giúp đỡ của vệ tinh từ quỹ đạo. Ảnh: AFP

Mất gần 20 năm phát triển, SWOT được kết hợp công nghệ radar vi sóng tiên tiến làm nhiệm vụ thu thập các phép đo bề mặt của đại dương, hồ, hồ chứa và sông với chi tiết độ nét cao, bao phủ trên 90% diện tích địa cầu.

Theo các nhà nghiên cứu, dữ liệu sẽ tăng cường các mô hình lưu thông đại dương, hỗ trợ dự báo thời tiết và khí hậu, đồng thời hỗ trợ quản lý nguồn cung nước ngọt khan hiếm ở các vùng bị hạn hán.

Vệ tinh này được thiết kế và chế tạo tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL) gần Los Angeles, Mỹ. Được phát triển bởi cơ quan vũ trụ Mỹ và sự cộng tác của các đối tác ở Pháp và Canada, SWOT là một trong 15 nhiệm vụ được Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ liệt kê là các dự án mà NASA nên thực hiện trong thập kỷ tới.

"Đây thực sự là sứ mệnh đầu tiên quan sát gần như toàn bộ nước trên bề mặt hành tinh", nhà khoa học Ben Hamlington của JPL, người cũng đứng đầu nhóm thay đổi mực nước biển của NASA cho biết.

Một nhiệm vụ chính của dự án là khám phá cách các đại dương hấp thụ nhiệt trong khí quyển và carbon dioxide (CO2) trong tự nhiên, giúp điều hòa nhiệt độ toàn cầu và biến đổi khí hậu.

SWOT được thiết kế để đo chính xác sự khác biệt nhỏ về độ cao bề mặt xung quanh các dòng chảy và xoáy nước, nơi được cho là xảy ra nhiều sự suy giảm nhiệt và carbon của đại dương. Và SWOT có thể làm như vậy với độ phân giải cao gấp 10 lần so với các công nghệ hiện có, theo JPL.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Tàu vũ trụ Orion của NASA đã trở lại Trái đất

Anh Vũ |

Tàu vũ trụ Orion của NASA đã hạ cánh xuống Thái Bình Dương sau một sứ mệnh gần như hoàn hảo.

Tàu vũ trụ NASA dường như đã đến nơi từng xảy ra siêu sóng thần sao Hỏa

Thanh Hà |

Khi làm nên lịch sử với tư cách là tàu vũ trụ đầu tiên đáp xuống sao Hỏa ngày 20.7.1976, tàu đổ bộ Viking 1 của NASA đã gửi về những hình ảnh phong cảnh không ai có thể ngờ tới.

NASA công bố thời điểm tàu vũ trụ Mặt trăng quay lại Trái đất

Anh Tuấn |

Sứ mệnh Mặt trăng Atermis 1 là một bước tiến lớn của NASA trong công cuộc quay lại vệ tinh này và chinh phục Sao Hỏa.

Arsenal giành 3 điểm trên sân Tottenham

Nhóm PV |

Bàn thắng duy nhất của Gabriel giúp Arsenal thắng trên sân Tottenham ở vòng 4 Premier League tối 15.9.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN động viên, hỗ trợ người lao động tại Tuyên Quang

Lam Thanh |

Sáng 15.9, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Tuyên Quang.

Tin 20h: Có gì bên trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu?

NHÓM PV |

Tin 20h: Cảnh sát cơ động cõng đồ tiếp tế, vượt núi vào vùng sạt lở; Không phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu...

Ngang nhiên rào tôn chắn cửa sổ nhà dân giữa Hà Nội

Minh Hạnh |

Hà Nội - Một nhóm người tự ý rào tôn chắn cửa sổ nhà dân, khiến căn nhà bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, khó cứu nạn, cứu hộ.

Cơn bão mạnh nhất 75 năm sắp đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc

Song Minh |

Bão Bebinca có thể trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc kể từ năm 1949.