Phát hiện hành tinh có sự sống chỉ cần 2-3 năm nhờ cách tiếp cận mới

Hải Anh |

Các nhà thiên văn học xác định lớp ngoại hành tinh mới là "Hycean" có thể đẩy nhanh quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Vũ trụ có rất nhiều dạng hành tinh, trong đó có những hành tinh có thể sinh sống được dù được xác định là không giống Trái đất.

Trước đây, các nhà nghiên cứu chủ yếu tìm sự sống ở những hành tinh có kích thước, khối lượng, nhiệt độ và thành phần khí quyển tương tự Trái đất. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy nên mở rộng tầm nhìn trong tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Cambridge, Anh, cho rằng, dấu hiệu của sự sống ngoài Hệ Mặt trời có thể được phát hiện trong vòng 2-3 năm sau khi thay đổi suy nghĩ về việc tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống được.

Trong nghiên cứu mới, các nhà thiên văn học xác định được một lớp ngoại hành tinh như vậy, gọi là hành tinh "Hycean". Những ngoại hành tinh này lớn gấp 2,5 lần Trái đất và có đại dương nước lỏng khổng lồ bên dưới bầu khí quyển giàu hydro.

Những hành tinh Hycean dường như cực kỳ phong phú trong suốt Dải Ngân hà và có thể là nơi chứa sự sống của vi sinh vật tương tự như "những sinh vật ái cực" phát triển mạnh ở trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất vốn gây hại cho đa phần sự sống trên Trái đất, theo nhóm nghiên cứu.

"Những hành tinh Hycean mở ra một con đường hoàn toàn mới trong việc tìm kiếm sự sống ở nơi khác" -  tác giả chính Nikku Madhusudhan, thuộc Viện Thiên văn học, Đại học Cambridge ở Anh, cho biết.

Những thế giới Hycean có kích thước tương tự các "siêu Trái đất" bằng đá và các "tiểu sao Hải vương" dạng khí. Siêu Trái đất và tiểu sao Hải vương là 2 dạng ngoại hành tinh phổ biến nhất trong thiên hà.

Điểm khác biệt của các ngoại hành tinh Hycean là có mật độ ở ngưỡng giữa siêu Trái đất và tiểu sao Hải vương, theo nghiên cứu mới công bố ngày 25.8 trên Tạp chí Vật lý Thiên văn.

Các ngoại hành tinh Hycean cũng rất đa dạng. Một số có quỹ đạo cực gần với ngôi sao chủ khiến những hành tinh này duy trì trạng thái cố định phía ban ngày nóng thiêu đốt và phía ban đêm vĩnh viễn tối tăm. Một số hành tinh Hycean có quỹ đạo rất xa, nhận được rất ít bức xạ từ ngôi sao chủ.

Dù vậy, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, sự sống vẫn có thể tồn tại được ở những hành tinh Hycean khắc nghiệt như vậy, ví dụ như ở vùng nước của phía ban đêm của hành tinh cố định gần sao chủ.

“Thật thú vị khi những điều kiện sinh sống có thể tồn tại trên những hành tinh rất khác so với Trái đất" - đồng tác giả nghiên cứu Anjali Piette, Viện Thiên văn học của Cambridge, chia sẻ.

Ngoài ra, những hành tinh Hycean dường như là nơi thích hợp để tìm kiếm các khí đặc trưng sinh học tiềm năng như ôxy và metan.

Cuộc săn tìm sự sống ngoài Trái đất ở những hành tinh Hycean có thể sớm bắt đầu. Nhà khoa học Madhusudhan và đồng nghiệp đã xác định được một số thế giới Hycean có bầu khí quyển mà những kính thiên văn thế hệ tiếp theo như James Webb có thể nghiên cứu.

Kính thiên văn James Webb trị giá 9,8 tỉ USD của NASA dự kiến ​​phóng vào cuối năm nay. Những hành tinh tiềm năng đó quay quanh những ngôi sao lùn đỏ nhỏ, mờ, cách Trái đất từ ​​35 đến 150 năm ánh sáng.

"Một phát hiện đặc trưng sinh học sẽ thay đổi hiểu biết của chúng ta về sự sống trong vũ trụ. Chúng ta cần phải cởi mở về nơi chúng ta trông đợi tìm thấy sự sống và những dạng sống có thể tồn tại bởi thiên nhiên liên tục gây bất ngờ theo những cách thức không thể hình dung nổi" - nhà thiên văn học Madhusudhan nói.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity tham gia trào lưu "bị chụp lén"

Hải Anh |

Tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA đã tham gia xu hướng chụp ảnh plandid - "bị chụp lén" nhưng hoàn toàn có sự sắp đặt - trên Instagram.

Manh mối về sự sống ngoài Trái đất từ vi sinh vật ăn đá ở hồ băng Nam Cực

Bảo Châu |

Manh mối về cách sự sống phát triển trên các hành tinh ngoài Trái đất được hé lộ từ vi sinh vật trong các hồ băng Nam Cực.

Ngoại hành tinh lang thang có vệ tinh thích hợp cho sự sống ngoài Trái đất

Thanh Hà |

Mặt trăng hay vệ tinh của những ngoại hành tinh lang thang có thể có nước và là nơi thích hợp để tìm kiếm sự sống.

Trực tiếp bóng đá Thể Công Viettel 0-0 Hà Nội FC: Hiệp 2

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại vòng 2 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 19h15 hôm nay (22.9).

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity tham gia trào lưu "bị chụp lén"

Hải Anh |

Tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA đã tham gia xu hướng chụp ảnh plandid - "bị chụp lén" nhưng hoàn toàn có sự sắp đặt - trên Instagram.

Manh mối về sự sống ngoài Trái đất từ vi sinh vật ăn đá ở hồ băng Nam Cực

Bảo Châu |

Manh mối về cách sự sống phát triển trên các hành tinh ngoài Trái đất được hé lộ từ vi sinh vật trong các hồ băng Nam Cực.

Ngoại hành tinh lang thang có vệ tinh thích hợp cho sự sống ngoài Trái đất

Thanh Hà |

Mặt trăng hay vệ tinh của những ngoại hành tinh lang thang có thể có nước và là nơi thích hợp để tìm kiếm sự sống.