Phát hiện sửng sốt núi lửa cao hơn Everest trên sao Hỏa

Khánh Minh |

Phát hiện trên sao Hỏa về một ngọn núi lửa bí ẩn cao hơn cả đỉnh Everest khiến giới khoa học dậy sóng.

CNN đưa tin, theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học có thể đã xác định được một ngọn núi lửa khổng lồ, có hình dạng kỳ lạ cao hơn đỉnh Everest trên bề mặt sao Hỏa - và ngọn núi đã ẩn náu trên hành tinh đỏ nhiều thập kỷ.

Việc có thể xác định được một ngọn núi lửa sao Hỏa chưa được biết đến trước đây đã dậy sóng khắp cộng đồng khoa học hành tinh kể từ khi Chủ tịch Viện Sao Hỏa, Tiến sĩ Pascal Lee - tác giả chính của nghiên cứu - trình bày những phát hiện này vào ngày 13.3.2024 tại Hội nghị Khoa học Mặt trăng và Hành tinh lần thứ 55 ở The Woodlands, Texas, Mỹ.

Nghiên cứu mang đến cả sự phấn khích lẫn hoài nghi. Lee cho biết, ông và Sourabh Shubham, một nghiên cứu sinh tiến sĩ địa chất tại Đại học Maryland, College Park, đã xác định được một ngọn núi lửa trong vùng Noctis Labyrinthus của sao Hỏa - một mảng địa hình gồ ghề gần xích đạo với một mạng lưới các hẻm núi.

Lee nói, ngọn núi lửa trong "mê cung bóng đêm" có thể đã lọt khỏi tầm mắt của các nhà khoa học dù đã được vệ tinh quan sát trong nhiều năm vì nó không cao so với cảnh quan xung quanh.

Sử dụng camera âm thanh nổi có độ phân giải cao, tàu thám hiểm sao Hỏa Mars Express của NASA đã chụp được những hình ảnh về vùng Noctis Labyrinthus trên sao Hỏa. Vết lõm hình tròn hiển thị ở giữa có thể là miệng núi lửa cao hơn đỉnh Everest. Video: Cơ quan Vũ trụ châu Âu

Ngọn núi cũng bị xói mòn sâu, ăn mòn và sụp đổ do xói mòn đến mức trừ khi thực sự chú tâm tìm kiếm một ngọn núi lửa mới có thể thấy.

Nếu nhóm nghiên cứu đúng, phát hiện này có thể có ý nghĩa sâu rộng đối với sự hiểu biết của các nhà khoa học về địa chất sao Hỏa. Lee hy vọng phát hiện nói trên có thể giúp thu hút các sứ mệnh thám hiểm trong tương lai tới khu vực này của hành tinh đỏ để tìm kiếm băng nước hoặc thậm chí là dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3.2023 cho thấy, vùng Noctis Labyrinthus có thể là nơi có sông băng khổng lồ được bao phủ bởi các mỏ muối.

Kể từ đó, Lee và Shubham đã nghiên cứu kỹ dữ liệu do tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA thu thập, cố gắng xác định xem liệu nước có còn bị đóng băng bên dưới lớp muối hay không.

Việc săn tìm băng nước có ý nghĩa quan trọng, bởi đó là nguồn tài nguyên có thể được sử dụng để duy trì hoạt động thám hiểm của con người trên sao Hỏa hoặc thậm chí chuyển đổi thành nhiên liệu tên lửa. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, Lee cho biết, ông ấn tượng với "dòng dung nham nhỏ bên cạnh sông băng".

Dung nham vẫn chưa bị ôxy hóa hoàn toàn, quá trình này sẽ khiến nó có màu cam đục giống như bề mặt xung quanh.

Điều đó cho thấy, dung nham có thể còn tương đối mới - dấu hiệu đầu tiên cho thấy một ngọn núi lửa chưa được phát hiện có thể đang ẩn nấp gần đó.

Nhóm đã kiểm tra các điểm cao của khu vực này và nhận thấy, chúng tạo thành một vòng cung. Vòng cung đó gợi nhớ đến núi lửa hình khiên, một loại núi lửa cũng tồn tại trên Trái đất. Những ngọn núi lửa hình khiên có đặc điểm là rộng, các cạnh dốc nhẹ.

Lee và Shubham thu thập thêm bằng chứng, cuối cùng xác định rằng, đỉnh núi cao 9.022 mét thực sự là đỉnh của một ngọn núi lửa trên sao Hỏa, cao hơn cả đỉnh Everest - cao 8.848 mét so với mực nước biển.

Các nhà khoa học đã lập danh mục và đặt tên cho hơn chục ngọn núi lửa trên sao Hỏa, bao gồm cả Olympus Mons, ngọn núi lửa cao nhất được biết đến trong hệ mặt trời của chúng ta.

Một số ngọn núi lửa lớn nhất trên sao Hỏa nằm tương đối gần với “núi lửa Noctis” :1) Olympus Mons, ngọn núi lửa cao nhất được biết đến trong hệ mặt trời. 2) Cao nguyên Tharsis, nơi có ba ngọn núi lửa lớn. 3) Mê cung Noctis. 4) Valles Marineris, vùng hẻm núi lân cận. Ảnh: NASA
Một số ngọn núi lửa lớn nhất trên sao Hỏa nằm tương đối gần với “núi lửa Noctis” :1) Olympus Mons, ngọn núi lửa cao nhất được biết đến trong hệ mặt trời. 2) Cao nguyên Tharsis, nơi có ba ngọn núi lửa lớn. 3) Mê cung Noctis. 4) Valles Marineris, vùng hẻm núi lân cận. Ảnh: NASA

Giả thuyết về sự tồn tại của núi lửa kích cỡ Everest đã thu hút được sự chú ý lớn.

Tiến sĩ Adrien Broquet tại Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, người đã nghiên cứu về núi lửa trên sao Hỏa, cho biết: “Núi lửa cao bằng ngọn núi cao nhất chúng ta có trên Trái đất. Vì vậy, đây không phải là một đặc điểm nhỏ trên sao Hỏa. Và chúng ta có rất nhiều câu hỏi về bề mặt sao Hỏa chưa được trả lời".

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Sự sống trên sao Hỏa có thể thành hiện thực nhờ thúc đẩy từ AI

Ngọc Vân |

Sao Hỏa có khả năng trở thành hành tinh mà con người có thể sinh sống được, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI).

Phát hiện manh mối về quá khứ của Trái đất trên sao Hỏa

Khánh Minh |

Những ngọn núi lửa cổ xưa trên sao Hỏa nắm giữ manh mối về quá khứ đã mất từ ​​lâu của Trái đất.

Phát hiện băng nước dày tới 3,7 km trên sao Hỏa

Thanh Hà |

Một tàu vũ trụ tìm thấy lượng đủ nước để bao phủ sao Hỏa bị chôn vùi ở dạng băng bụi bên dưới đường xích đạo của hành tinh đỏ.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.