Syria: "Sàn đấu" không hồi kết giữa các cường quốc

K.M |

Sở dĩ người dân Syria phải hứng chịu thảm cảnh suốt 7 năm qua là do đất nước vẫn phải chịu đựng ba vết thương chưa lành.

Trên đây là nhận định của nhà báo Renaud Girard trong mục Ý kiến của báo Le Figaro - theo RFI.

Vết thương thứ nhất: Syria là nơi diễn ra xung đột giữa Israel và Iran. Vụ căn cứ không quân T-4, nằm giữa Homs và Palmyra bị tên lửa tấn công hôm 9.4 rất có thể là do quân đội Israel tiến hành. Nơi đây có sự hiện diện của lực lượng Vệ binh Hồi giáo Iran và đồng minh Hezbollah Lebanon. Quân đội Israel lo ngại là trục Hồi giáo Shia do Iran dẫn đầu sẽ hiện diện lâu dài dọc theo vùng cao nguyên Golan mà Israel đã chiếm đóng từ sau cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967.

Từ năm 2012, cuộc nội chiến tại Syria đã tạo thuận lợi cho việc nảy sinh trên lãnh thổ nước này hai mối đe dọa Hồi giáo cực đoan ở phía bắc Israel, là mối đe dọa Hồi giáo Shia do Tehran thao túng và mối đe dọa Hồi giáo Sunni của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, cũng như Al-Qaeda. Nếu Mỹ xé bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran được ký năm 2015 thì Tehran sẽ tiếp tục chương trình hạt nhân. Nguy cơ này đối với Israel lại càng lớn.

Vết thương thứ hai là ốc đảo Đông Ghouta, cách Damascus khoảng 10 km về phía đông. Ngày 7.4 vừa qua, các hình ảnh dân thường bị ngạt thở, giống như là nạn nhân của một vụ tấn công vũ khí hóa học. Câu hỏi được đặt ra là phải chăng chính quyền Damascus là thủ phạm, chấp nhận rủi ro một cách phi lý là khiêu khích chính quyền Mỹ hay đây là một sự khiêu khích của quân nổi dậy Hồi giáo cực đoan. Cho đến lúc này vẫn chưa có nguồn thông tin độc lập để kiểm chứng, mặc dù cả Syria và Nga đều bác bỏ có liên quan.

Vết thương cuối cùng là việc người Kurd ở Afrin, tây bắc Syria phải ồ ạt chạy lánh nạn sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, với sự hỗ trợ của lực lượng dân quân nổi dậy Hồi giáo, chiếm được thành phố này.

Nói tóm lại, lãnh thổ Syria giờ đã trở thành một bãi chiến trường khổng lồ, nơi đọ sức của các hệ tư tưởng, tôn giáo và các cường quốc Trung Đông. Hơn một chục lực lượng quân sự hiện diện tại đây và dân thường là nạn nhân đầu tiên. Có thể hơn 100.000 người đã thiệt mạng, gần 10 triệu người phải bỏ cửa bỏ nhà ra đi.

K.M
TIN LIÊN QUAN

Mỹ dọa "xử" ông Assad dù có hay không sự cho phép của Liên Hợp Quốc

Ngọc Vân |

Mỹ tuyên bố sẽ hành động chống lại chính phủ Syria dù có hay không có sự cho phép của Liên Hợp Quốc.

Nga tuyên bố không bảo vệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad

Song Minh |

Ở Syria, Nga không bảo vệ Tổng thống Bashar al-Assad, mà toàn bộ Trung Đông, các nước Châu Âu và Mỹ khỏi chủ nghĩa khủng bố.

Hội đồng Bảo an họp khẩn hai phiên liên tiếp sau vụ tấn công hóa học ở Syria

Hải Anh |

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ có hai phiên họp trong ngày 9.4 theo các đề xuất của Nga và Mỹ. Việc triệu tập này diễn ra sau vụ tấn công nghi là vũ khí hóa học đẫm máu ở Syria và lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng kẻ tấn công "sẽ phải trả giá đắt". 

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.