Trả lời câu hỏi lớn thú vị về bầu khí quyển Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Bạn biết có bao nhiêu nước trong bầu khí quyển của Trái đất không? Bầu khí quyển của chúng ta chứa rất nhiều nước đấy.

Trái đất thường được mệnh danh là "blue planet" (hành tinh xanh) do có nguồn cung cấp nước dồi dào. Không giống như trên các thiên thể khác trong Hệ Mặt trời - và có thể xa hơn nữa trên các ngoại hành tinh, nước lỏng có rất nhiều trên Trái đất và sự hiện diện của nó đã cho phép hàng triệu triệu loài tiến hóa và sinh sôi.

Nước bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái đất và 96,5% nguồn cung cấp nước khổng lồ của hành tinh là từ các đại dương, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS). Nhưng nước không chỉ ở bên dưới, nó còn di chuyển lên bầu khí quyển - một phần của chu trình nước hay còn gọi là chu trình thủy văn.

Hiện tại, có hàng tỉ gallon nước - chủ yếu ở dạng hơi - trên bầu trời. Nếu tất cả rơi xuống cùng lúc, thì sẽ là tai họa cho con người.

Theo USGS, thể tích của tất cả nước trên Trái đất được ước tính là gần 1,4 tỉ km3. Theo chu kỳ thủy văn, nước trên Trái đất không bao giờ ở một nơi quá lâu. Nó sẽ bay hơi, ngưng tụ tạo ra mây và rơi trở lại bề mặt dưới dạng kết tủa. Cứ như vậy lặp đi lặp lại.

Theo Britannica, nước bốc hơi tồn tại trong khí quyển khoảng 10 ngày. Điều này có nghĩa là bầu khí quyển Trái đất "ngập" trong nước.

Frédéric Fabry - Giám đốc Đài quan sát Radar J. Stewart Marshall và là phó giáo sư môi trường tại Đại học McGill (Canada) nói với Live Science, diện tích bề mặt của Trái đất là khoảng 510 triệu km2, và có khoảng 37,5 triệu tỉ gallon nước trong khí quyển. Nếu tất cả nước trong khí quyển rơi xuống cùng một lúc, mực nước đại dương toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 3,8cm.

Mặc dù việc tất cả nước rơi xuống cùng một lúc là điều vô cùng khó xảy ra, nhưng nếu bằng một cách nào đó nó tự chảy xuống một cách tự nhiên, thì nó sẽ không rơi đều khắp thế giới.

Đáng chú ý, biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến lượng hơi nước trong khí quyển trong những thập kỷ tới. Frédéric Fabry cho biết: "Nếu nhiệt độ trở nên ấm hơn, sự bốc hơi từ bề mặt sẽ tăng lên, và lượng nước trong khí quyển cũng vậy".

Kết quả là sự nóng lên toàn cầu có thể tăng nhanh. Hơi nước là thứ gây ra hiệu ứng nhà kính rất hiệu quả, do đó, khi bầu khí quyển ngày càng chứa nhiều nước, nó sẽ góp phần làm nhiệt độ ấm lên và tăng cường hiệu ứng nhà kính.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Hé lộ nguồn gốc sâu xa tạo nên cấu trúc kỳ lạ, bí ẩn gần lõi Trái đất

Phương Linh |

Một loạt cấu trúc bí ẩn, siêu đặc, ngay bên ngoài lõi Trái đất có thể là tàn tích của một vụ va chạm giữa các hành tinh cổ đại, theo nghiên cứu mới.

Khi nào bầu khí quyển Trái đất sẽ biến mất hoàn toàn?

Bảo Châu |

Giống như bao hành tinh khác trong vũ trụ, Trái đất luôn luôn vận động, biến đổi. Câu hỏi đặt ra là Trái đất đang nở ra hay co lại? Điều này có ảnh hưởng đến sự sống trên Trái đất hay không?

Phát hiện sửng sốt về thứ hình thành nên Trái đất và sao Hỏa

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu mới cho thấy, Trái đất và sao Hỏa có khả năng hình thành từ các vụ va chạm giữa những tảng đá khổng lồ có kích thước bằng Mặt trăng thay vì sự kết tụ lại với nhau của những viên đá cuội nhỏ theo thời gian.

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành ở Quận 8 (TPHCM).

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Hé lộ nguồn gốc sâu xa tạo nên cấu trúc kỳ lạ, bí ẩn gần lõi Trái đất

Phương Linh |

Một loạt cấu trúc bí ẩn, siêu đặc, ngay bên ngoài lõi Trái đất có thể là tàn tích của một vụ va chạm giữa các hành tinh cổ đại, theo nghiên cứu mới.

Khi nào bầu khí quyển Trái đất sẽ biến mất hoàn toàn?

Bảo Châu |

Giống như bao hành tinh khác trong vũ trụ, Trái đất luôn luôn vận động, biến đổi. Câu hỏi đặt ra là Trái đất đang nở ra hay co lại? Điều này có ảnh hưởng đến sự sống trên Trái đất hay không?

Phát hiện sửng sốt về thứ hình thành nên Trái đất và sao Hỏa

Nguyễn Hạnh |

Một nghiên cứu mới cho thấy, Trái đất và sao Hỏa có khả năng hình thành từ các vụ va chạm giữa những tảng đá khổng lồ có kích thước bằng Mặt trăng thay vì sự kết tụ lại với nhau của những viên đá cuội nhỏ theo thời gian.