Triển vọng có nhiều thuốc uống điều trị COVID-19 trong vài tháng tới

Hải Anh |

Từ Pfizer của Mỹ tới Shionogi ở Nhật Bản, các hãng dược phẩm trên thế giới đang chạy đua để sản xuất thuốc điều trị COVID-19 đường uống.

Thử nghiệm lâm sàng thuốc viên COVID-19 đã diễn ra khắp thế giới khi các công ty dược phẩm nghiên cứu liệu pháp đơn giản, giá cả phải chăng hơn để điều trị COVID-19 và cuối cùng hướng tới kiểm soát dịch bệnh.

Hãng dược Merck có trụ sở tại Mỹ đang làm việc với công ty khởi nghiệp Ridgeback Biotherapeutics về phương pháp điều trị kháng virus đường uống Molnupiravir. Thử nghiệm giai đoạn cuối cho thuốc Molnupiravir được tiến hành khắp thế giới và kết quả dự kiến được công bố sớm nhất vào tháng 10.

Merck có kế hoạch xin phép sử dụng khẩn cấp Molnupiravir ở Mỹ vào cuối năm nay và có thể xin phép sử dụng khẩn cấp ở Nhật Bản trong vòng 1 hoặc 2 tháng sau đó.

Ban đầu, Molnupiravir được phát triển để điều trị bệnh cúm nhưng được cho là cũng có hiệu quả chống virus Corona. Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Mỹ đã ký thỏa thuận mua 1,7 triệu liều với giá 1,2 tỉ USD. Merck đang chuẩn bị sản xuất 10 triệu liều trước cuối năm nay.

Trong khi đó, Pfizer đang phát triển 2 ứng viên kháng virus  - một loại uống và một loại tiêm tĩnh mạch - dựa trên phương pháp điều trị được phát triển để điều trị SARS. Thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer được thiết kế để điều trị cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đến trung bình không cần nhập viện.

Dữ liệu ban đầu từ thử nghiệm lâm sàng của Pfizer dự kiến công bố trong khoảng tháng 10 đến tháng 12. Các phương pháp điều trị COVID-19 của hãng dược Mỹ có khả năng có hiệu lực vào đầu năm sau.

Tại Châu Á, các hãng dược Nhật Bản cũng hướng tới phát triển thuốc điều trị COVID-19 đường uống. Công ty Shionogi bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 cho thuốc viên chữa COVID-19 từ tháng 7. Hãng đặt mục tiêu bắt đầu thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn trong năm nay và đưa phương pháp điều trị này ra thị trường vào cuối năm 2022.

Chugai Pharmaceutical giành được quyền phát triển và tiếp thị thuốc kháng virus đường uống ở Nhật Bản từ Roche. Phương pháp điều trị này có thể được cung cấp trên toàn cầu vào năm 2022.

Việc cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ cho phép tạm thời dùng các phương pháp điều trị chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để ứng phó với đại dịch, khủng bố sinh học và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khác. Quá trình này mất khoảng 3 tuần, trái ngược với quá trình sàng lọc kéo dài từ 6 đến 12 tháng để được FDA chính thức phê duyệt. Giới chức cũng có thể rút lại cấp phép nếu phát sinh lo ngại về an toàn và hiệu quả.

Nhật Bản có khuôn khổ tương tự, cho phép sử dụng khẩn cấp dược phẩm chưa được phê duyệt trong nước nhưng đang được dùng ở Mỹ, Anh và các quốc gia khác áp tiêu chuẩn tương tự với dược phẩm.

Nhật Bản cần khoảng 2 tháng để sàng lọc dược phẩm dùng cho trường hợp khẩn cấp. Nếu Mỹ cấp phép cho thuốc của Merck và Pfizer dùng khẩn cấp vào cuối năm nay, những dược phẩm này có thể sẵn có ở Nhật Bản chậm nhất là đầu năm 2022, theo Nikkei.

Phương pháp điều trị COVID-19 hiện có ở Nhật Bản bao gồm  cocktail kháng thể điều trị cho bệnh nhân triệu chứng nhẹ nhưng được coi là có nguy cơ cao. Loại cocktail kháng thể này cần được truyền qua đường tĩnh mạch và một đợt điều trị cần từ 3-4 giờ.

Chi phí là một vấn đề đáng lưu ý khác. Thuốc Ronapreve do Regeneron Pharmaceuticals và Roche phát triển có giá 2.100 USD/liều. Mức giá cao khiến việc sử dụng giới hạn ở những khu vực tương đối giàu có với tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe nhất định.

Phương pháp điều trị đường uống giống Tamiflu có thể thay đổi cuộc chơi vì có thể dễ dàng kê đơn và sử dụng cho những người bị bệnh tại nhà.

Thuốc kháng virus hoạt động theo cơ chế ngăn chặn virus sinh sôi nên được kỳ vọng sẽ có hiệu quả chống lại các biến thể SARS-CoV-2 khác nhau. Ngoài ra, thuốc kháng virus được bào chế bằng công thức hóa học nên có thể sản xuất tại các nhà máy dược phẩm hiện có, với chi phí bằng 1/10 hoặc thấp hơn chi phí điều trị bằng kháng thể.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Những dự đoán mới, lạc quan về thời điểm hết dịch COVID-19

Thanh Hà |

Lãnh đạo Moderna và AstraZeneca gần đây đưa dự báo thời điểm dịch COVID-19 kết thúc. Các nhà dịch tễ học ở Mỹ cũng nêu quan điểm về thời điểm cuộc sống bình thường trở lại.

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra việc rao bán thuốc kháng virus điều trị F0 tại nhà

Hương Giang |

Theo Bộ Y tế, thuốc kháng virus hiện đang được sử dụng miễn phí và có kiểm soát chặt chẽ trong "chương trình đánh giá sử dụng thuốc kháng virus có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ tại TP.HCM" .

Thuốc điều trị COVID-19: Được quyền dùng miễn phí, sao phải mất tiền mua

Huyên Nguyễn |

Không chỉ mất hàng chục triệu đồng mua thuốc điều trị COVID-19 trôi nổi trên mạng xã hội, người bệnh còn có thể đối diện với những hiểm hoạ khó lường khi sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.