Trung Quốc: 300.000 dân bên sông Dương Tử rơi vào cảnh khốn đốn

Ngọc Vân |

300.000 người dân bên sông Dương Tử rơi vào cảnh khốn đốn sau khi Trung Quốc cấm đánh bắt cá trong 10 năm.

Chính phủ Trung Quốc hứa sẽ giúp 300.000 ngư dân tìm được việc làm mới sau khi lệnh cấm đánh bắt cá trên sông Dương Tử có hiệu lực từ đầu năm để bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn cá suy thoái.

Theo SCMP, Bắc Kinh áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá 10 năm vào ngày 1.1.2020 tại 332 khu bảo tồn dọc theo sông Dương Tử - con sông 6.300km dài nhất Châu Á và dài thứ 3 thế giới. Lệnh cấm sẽ mở rộng đối với dòng sông chính, các nhánh chính và các hồ lớn liên kết với sông Dương Tử vào ngày 1.1.2021.

Lệnh cấm khiến các cộng đồng ngư dân trong nhiều thế hệ sinh sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông Dương Tử rơi vào khốn đốn. Họ không dễ tìm được việc làm thay thế do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.

Chạy từ cao nguyên Tây Tạng đến gần Thượng Hải, sông Dương Tử và các nhánh của nó chạy qua một khu vực có 459 triệu dân của Trung Quốc, tương đương dân số của Mỹ và Nhật Bản cộng lại.

Con sông có đa dạng sinh học phong phú và là nơi sinh sống của một số lượng lớn các loài quý hiếm, nhưng nhiều thập kỷ bị khai thác quá mức đã dẫn đến cạn kiệt cá gần như hoàn toàn.

Theo số liệu của chính phủ, Dương Tử đã từng chiếm 60% sản lượng cá nước ngọt của Trung Quốc, nhưng con số này hiện chỉ còn dưới 0,2%.

Lệnh cấm đánh bắt cá là hành động mạnh mẽ nhất được thực hiện cho đến nay để khôi phục hệ sinh thái sông, nhưng nó cũng tàn phá các cộng đồng đã dựa vào ngư trường này trong nhiều thế hệ.

Trong một cuộc họp báo hôm 15.7, các quan chức chính phủ cho biết hơn 100.000 tàu cá sẽ được nghỉ hưu và 300.000 người sẽ phải từ bỏ việc đánh bắt cá do lệnh cấm. Con số này không bao gồm những người không có giấy phép đánh bắt cá hợp pháp.

Tính đến tháng 7, khoảng 80.000 tàu cá đã ngừng hoạt động và 100.000 người đã rời bỏ nghề, các quan chức cho biết.

“Hầu hết ngư dân đều tương đối già và không có nhiều kỹ năng khác. Với sự tác động của COVID-19, họ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới. Chúng tôi rất thông cảm với họ” - Song Xin, một nhân viên của Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội, nói.

Song cho biết chính phủ sẽ sắp xếp đào tạo nghề để chuẩn bị cho người dân tìm việc làm mới trong lĩnh vực xây dựng và trong các nhà máy, trong khi những người muốn bắt đầu kinh doanh sẽ nhận được trợ cấp hoặc các khoản vay chi phí thấp.

Ông Song không nói rõ công việc mới sẽ đến từ đâu, vì Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng việc làm do đại dịch COVID-19 gây ra, nhưng một số cựu ngư dân sẽ có thể làm việc tuần tra trên sông để thực thi lệnh cấm đánh bắt cá.

Chính phủ cũng sẽ phát triển các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường như nuôi cá và câu cá giải trí để tạo công ăn việc làm dọc theo sông Dương Tử, ông nói.

Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử xả lũ. Nguồn: Tân Hoa Xã
Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử xả lũ. Nguồn: Tân Hoa Xã
Theo báo chí Trung Quốc, một số gia đình ngư dân cho biết họ đã phải vật lộn để tìm kiếm công việc mang lại cho họ thu nhập tương đương, trong khi những người khác nói rằng họ không còn nơi nào để sống sau nhiều thập kỷ gắn bó với thuyền chài.

Những người khác thừa nhận vấn đề trữ lượng cá suy giảm trên sông, nói rằng sản lượng đánh bắt của họ đã giảm dần và cá đã trở nên nhỏ hơn trong những năm qua.

Các chuyên gia cho biết, hệ thủy sinh đang phải đối mặt với tình trạng thảm khốc do xây dựng đập như đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, ô nhiễm, đánh bắt quá mức, giao thông đường thuỷ và nạo vét sông...

Một số loài quý hiếm, như cá tầm Trung Quốc, hiện được xếp vào loại nguy cấp.

Chính phủ nhấn mạnh, lệnh cấm đánh bắt cá 10 năm là rất cần thiết để vực dậy sự đa dạng sinh học ở sông Dương Tử.

Tại cuộc họp báo, các quan chức cho biết, 6 tháng sau khi lệnh cấm được đưa ra, đánh bắt cá bất hợp pháp vẫn tràn lan ở một số khu vực.

Một quan chức cho hay, cảnh sát sẽ tăng cường nỗ lực thực thi pháp luật, chẳng hạn nhắm vào những người bán thiết bị đánh cá bị cấm.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Dù lũ lụt, Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên tăng trưởng sau COVID-19

Song Minh |

Bất chấp lũ lụt hoành hành, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới tăng trưởng kể từ đại dịch COVID-19.

Lũ lụt Trung Quốc tồi tệ nhất 30 năm: Chuẩn bị tuần mưa nghiệt ngã khác

Ngọc Vân |

Đợt lũ lụt Trung Quốc tồi tệ nhất trong hơn 30 năm qua chưa có dấu hiệu kết thúc khi các khu vực trên cả nước chuẩn bị cho một tuần mưa nghiệt ngã khác.

Vì sao năm nay mưa lớn bất thường dọc sông Dương Tử Trung Quốc?

Thanh Hà |

Mưa lớn dữ dội nhiều tuần dọc sông Dương Tử, khiến mực nước nhiều con sông và hồ vượt mốc cảnh báo.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.