Trung Quốc đột phá kinh ngạc xử lý chất thải hạt nhân, giữ an toàn 1000 năm

Song Minh |

Trung Quốc có đột phá kinh ngạc khi vừa khai trương nhà máy đầu tiên xử lý chất thải hạt nhân thành thủy tinh để lưu trữ an toàn trong 1.000 năm.

Nhà máy xử lý chất thải lỏng phóng xạ mức độ cao đầu tiên của Trung Quốc, có khả năng nấu chảy chất thải hạt nhân thành thủy tinh, đã chính thức được đưa vào sử dụng ở Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, hôm 11.9, khiến Trung Quốc trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có được kỹ thuật đột phá này.

Nhà máy này là một dự án quan trọng trong giai đoạn cuối của chuỗi công nghiệp hạt nhân và được coi là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển an toàn và xanh của ngành công nghiệp hạt nhân Trung Quốc - Hoàn cầu Thời báo dẫn thông tin từ Cục Quản lý Nhà nước về Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng hôm 12.9 cho hay.

dff
Nấu chảy chất thải lỏng với vật liệu thủy tinh ở nhiệt độ 1.100 độ C hoặc cao hơn. Ảnh: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc

Xử lý chất thải hạt nhân là công đoạn cuối cùng trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn, trong đó phần khó nhất và đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến nhất là xử lý chất lỏng phóng xạ mức độ cao.

Để giải quyết thách thức này, cách tiếp cận của Trung Quốc là trộn và nấu chảy chất thải lỏng với vật liệu thủy tinh ở nhiệt độ 1.100 độ C hoặc cao hơn, sau đó để nguội và tạo thành thủy tinh. Thuỷ tinh này có thể chứa các nguyên tố phóng xạ bên trong một cách hiệu quả và ổn định, nhờ vào độ rửa trôi thấp và độ bền cao của thuỷ tinh - theo tuyên bố của cơ quan quản lý.

Cho đến nay, cách tiếp cận này của Trung Quốc để xử lý chất thải hạt nhân là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới, tuyên bố cho biết. Trước đây chỉ có Mỹ, Pháp, Đức và một số nước khác làm chủ được kỹ thuật này.

dff
Nhà máy xử lý chất thải lỏng phóng xạ thành thuỷ tinh chính thức được đưa vào sử dụng ở Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc

Những khó khăn và khả năng cốt lõi của cơ chế xử lý chất thải như vậy nằm ở công thức hợp nhất với tỷ lệ bao trùm cao và độ ổn định để đảm bảo các chất phóng xạ bên trong có thể được lưu trữ an toàn trong hơn 1.000 năm, tuyên bố cho biết.

Dự án đã được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (CAEA) phê duyệt vào năm 2004, do Trung Quốc và Đức cùng thiết kế. Lô thủy tinh đầu tiên được tổng hợp từ chất thải phóng xạ đã được đưa ra đánh giá vào ngày 27.8 và đã vượt qua thành công các bài kiểm tra với tất cả các chỉ số kỹ thuật liên quan đạt trình độ tiên tiến quốc tế.

Lượng chất thải phóng xạ hàng năm dự kiến ​​sẽ đạt vài trăm mét khối, và thủy tinh được tạo ra từ chất thải sẽ được chôn trong một kho chứa hàng trăm mét dưới mặt đất, giúp thực hiện việc cách ly hoàn toàn các chất phóng xạ với sinh quyển và đặt nền móng vững chắc cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn trong tương lai.

dff
Trung Quốc cho biết có thể giữ an toàn chất thải hạt nhân theo phương pháp mới trong 1.000 năm. Ảnh: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc

Zhou Yongmao, viện sĩ tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, người đã dành hơn 60 năm trong lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân, nói với Hoàn cầu Thời báo trong một cuộc phỏng vấn độc quyền trước đó rằng, để nước thải hạt nhân sâu dưới lòng đất sau khi đông đặc là một lựa chọn tốt hơn để giải toả những lo ngại về an toàn và sức khỏe, mặc dù chi phí cao hơn.

Hiện nay, Trung Quốc đã có khả năng xử lý chất thải hạt nhân với mức độ phóng xạ cao, trung bình và thấp. Liu Yongde, kỹ sư trưởng tại CAEA, cho biết viện sẽ đẩy nhanh quá trình xử lý chất thải phóng xạ để hỗ trợ tích cực cho cam kết của Trung Quốc về mức phát thải carbon dioxide cao nhất trước năm 2030 và đạt được mức trung hoà carbon trước năm 2060.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Du lịch Trung Quốc bùng nổ dịp Trung thu

Khánh Minh |

Thị trường du lịch của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nay có dấu hiệu phục hồi khi lượng đặt phòng vào dịp Tết Trung thu tăng vọt.

Tin bão mới nhất: Trung Quốc lo bão Chanthu đổ bộ gây lũ lụt nặng

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Chanthu dự kiến đổ bộ vào Trung Quốc trong ngày 13.9 sau khi tâm bão đi qua bờ biển phía đông của đảo Đài Loan hôm 12.9.

Hỏng thanh nhiên liệu, nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc đóng lò phản ứng

Khánh Minh |

Trung Quốc đóng cửa lò phản ứng hạt nhân ở Quảng Đông vì thanh nhiên liệu bị hỏng.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.