Vaccine COVID-19 đầu tiên được cấp phép lưu hành ở Việt Nam có gì đặc biệt?

Hải Anh |

Những điểm khác biệt giữa vaccine COVID-19 của AstraZeneca và các loại vaccine của Johnson & Johnson, Moderna, Pfizer.

AstraZeneca

Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế đã phê duyệt vaccine COVID-19 của AstraZeneca cho trường hợp khẩn cấp phòng, chống dịch. Đây là vaccine COVID-19 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Vaccine COVID-19 này do AstraZeneca-Đại học Oxford phát triển, đã được chứng minh là có hiệu quả tổng thể khoảng 70% trong các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn, theo Newsweek.

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Vương quốc Anh vào tháng 12.2020. Hôm 29.1, vaccine này cũng được cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu phê duyệt để sử dụng trên 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu.

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca dựa trên công nghệ adenovirus đã biến đổi - loại virus phổ biến gây ra các triệu chứng như cảm lạnh - tương tự vaccine của Johnson & Johnson. Vaccine COVID-19 của AstraZeneca yêu cầu tiêm hai liều cách nhau 28 ngày.

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể được bảo quản và vận chuyển ở nhiệt độ lạnh thông thường từ 2- 8 độ C trong ít nhất sáu tháng.

Johnson & Johnson

Vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson chỉ cần tiêm một mũi. Hãng cho biết sẽ cung cấp trên cơ sở "phi lợi nhuận" trong suốt thời gian xảy ra đại dịch, với giá khoảng 10 USD một liều.

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 để đánh giá vaccine của Johnson & Johnson vẫn chưa hoàn tất nhưng công ty thông báo hôm 29.1 rằng, theo phân tích tạm thời, vaccine có hiệu quả tổng thể là 66% trong ngăn ngừa COVID-19 từ trung bình đến nặng trong 28 ngày sau khi tiêm chủng.

Đáng chú ý là hiệu quả của vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson tùy theo khu vực. Ở Mỹ vaccine cho thấy hiệu quả 72%. Ở Nam Phi, nơi có biến thể SARS-CoV-2 mới là chủng virus đang hoạt động mạnh, hiệu quả vaccine của Johnson & Johnson là 57%. Nhưng vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson có hiệu quả tới 85% những ca bệnh nặng.

Vaccine của Johnson & Johnson được sản xuất dựa trên một loại virus adenovirus đã biến đổi được thiết kế để mang các mảnh vật chất di truyền từ “protein đột biến” của SARS-CoV-2.

Johnson & Johnson dự kiến nộp đơn lên cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vào tuần tới để được cấp phép sử dụng khẩn cấp. Vaccine có thể ổn định trong hai năm ở -20 độ C và ít nhất ba tháng ở 2-7 độ C, tương đương với nhiệt độ tủ lạnh gia đình.

Pfizer-BioNTech

Vaccine của Pfizer-BioNTech yêu cầu hai liều tiêm cách nhau 21 ngày. Vaccine này đã được FDA cho phép sử dụng khẩn cấp vào ngày 11.12.2020 - trở thành vaccine COVID-19 đầu tiên được phê chuẩn theo quy định ở Mỹ.

Vaccine của Pfizer dựa trên công nghệ mARN (ARN thông tin), có hiệu quả 95%. Vaccine này chứa các đoạn mã di truyền cực nhỏ của virus SARS-CoV-2, được tiêm vào cơ thể, giúp hệ miễn dịch xây dựng khả năng phòng chống COVID-19.

Mỹ đang trả 19,50 USD mỗi liều cho 100 triệu liều vaccine COVID-19 đầu tiên. Vaccine này phải được bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C.

Moderna

Vaccine COVID-19 của Moderna cũng cần 2 liều, tiêm cách nhau 28 ngày. Giống như vaccine của Pfizer-BioNTech, vaccine của Moderna dựa trên công nghệ mARN. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, vaccine có hiệu quả khoảng 95%.

FDA phê chuẩn sử dụng vaccine này trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 18.1.2020, đưa vaccine COVID-19 của Moderna trở thành vaccine thứ 2 được phê chuẩn theo quy định của Mỹ.

Moderna đang tính giá 25-37 USD mỗi liều vaccine cho chính phủ. Vaccine này ổn định ở 2-7 độ C trong tối đa 30 ngày và có thể lưu trữ 6 tháng ở -20 độ C.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Có kết quả về công hiệu vaccine COVID-19 1 liều của Johnson&Johnson

Hải Anh |

Vaccine COVID-19 chỉ cần 1 mũi tiêm của Johnson & Johnson có hiệu quả 72% ở Mỹ.

Sanofi sản xuất 125 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho EU

Thanh Hà |

Sanofi đã đồng ý sản xuất hàng triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech trong động thái hợp tác bất thường nhằm tăng tốc nỗ lực tiêm chủng.

Nga dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh với công dân Việt Nam

Thanh Hà |

Nga dở bỏ hạn chế nhập cảnh với công dân Việt Nam, Phần Lan, Ấn Độ và Qatar.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.