Giáo sư Carl Thayer - Đại học New South Wales, thuộc Học viện Quốc phòng Australia:

“Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất về cách ly xã hội ngăn ngừa COVID-19”

Ngọc Vân thực hiện |

Mặc dù ở Canberra, nhưng Giáo sư Carl Thayer vẫn cố gắng theo dõi các sự kiện diễn ra tại Việt Nam một cách chặt chẽ thông qua Internet cùng mạng lưới đồng nghiệp, bạn bè. Ông đánh giá cao sự ủng hộ của người dân Việt Nam đối với quyết sách cách ly xã hội của Chính phủ trong nỗ lực phòng chống COVID-19.

Giáo sư đánh giá thế nào về việc Việt Nam thực hiện cách ly xã hội để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19?

- Việt Nam có hiệu quả cao nhất trong chính sách cách ly người mắc COVID-19 và truy tìm các tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Có những bằng chứng trên thế giới cho thấy việc cách ly là biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus trong cộng đồng. Chính phủ Việt Nam đã hoàn toàn đúng khi thực hiện các biện pháp này.

Đã hơn hai tháng kể từ khi Việt Nam lần đầu tiên thực hiện các biện pháp hạn chế để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Đại đa số người Việt Nam đã chấp nhận sự cần thiết của các chính sách nghiêm ngặt của chính phủ để kiềm chế COVID-19 như kiểm dịch và cách ly các điểm nóng địa phương cụ thể, hạn chế đi lại ở Việt Nam cũng như nước ngoài. Tôi có nghe nói mọi người cố gắng duy trì khoảng cách 2 mét khi đi chợ và thường đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Nhưng cũng có người vì thấy số ca nhiễm bệnh tương đối thấp và không có trường hợp tử vong nào nên đã quay trở lại tập thể dục ở nơi công cộng, hoặc có người còn thả diều.

Tôi nghĩ rằng sẽ là sớm để chấm dứt đột ngột các biện pháp cách ly xã hội. Cho đến khi Việt Nam có thể đưa ra xét nghiệm hiệu quả trên toàn quốc để xác định số lượng các trường hợp nhiễm virus có triệu chứng, thì tốt hơn hết là nên thận trọng và giữ các hạn chế hiện tại.

Đánh giá chung của giáo sư về hiệu quả phòng chống dịch bệnh của Việt Nam cho đến nay?

- Cho đến nay, Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19 nhờ những hành động mang tính quyết định mà chính phủ đã thực hiện trong những ngày cuối cùng của Tết Nguyên đán. Những biện pháp này bao gồm việc cô lập một xã ở tỉnh Vĩnh Phúc, đóng cửa trường học, cách ly du khách nước ngoài đến Việt Nam, tạm dừng các chuyến bay từ Trung Quốc và các điểm nóng Châu Âu. Sau đó là các biện pháp cách ly với người Việt Nam từ nước ngoài trở về. Việt Nam đã huy động quân đội để cung cấp các cơ sở cách ly và dịch vụ y tế cho những người bị ảnh hưởng. Cuối cùng, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã triệu tập cuộc họp của các quan chức y tế cấp cao để đưa ra một phản ứng chung của khu vực với dịch COVID-19.

Trưởng đại diện WHO tại Hà Nội, các bác sĩ nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cũng như du khách nước ngoài đã từng đến Việt Nam đều ca ngợi hành động chủ động và quyết đoán của Chính phủ Việt Nam. Những biện pháp này và các biện pháp khác đã giữ cho số người nhiễm COVID-19 ở mức thấp (dưới 300) và cho đến nay không có trường hợp tử vong.

Theo giáo sư, đâu là sự khác biệt trong phương pháp phòng chống COVID-19 của Việt Nam?

- Sự khác biệt lớn nhất giữa Việt Nam và các quốc gia khác là các nhà lãnh đạo Việt Nam đã hành động sớm và dứt khoát để cách ly những người bị nhiễm virus và truy tìm những người đã tiếp xúc với người bệnh. Việt Nam là một xã hội có trật tự. Bộ Thông tin và Truyền thông luôn cập nhật các khuyến cáo y tế và thông tin kịp thời cho công chúng để ngăn chặn sự hoảng sợ, đồng thời đối phó với tin giả trên mạng xã hội.

Tôi có ấn tượng rằng chính phủ Việt Nam nhận được sự ủng hộ của người dân trong những biện pháp nghiêm ngặt để nỗ lực kiềm chế dịch COVID-19, vì người dân tin tưởng vào các quyết sách của chính phủ. Điều này phản ánh văn hóa xã hội Việt Nam đặt cộng đồng lên trên cá nhân trong thời kỳ khủng hoảng. Điều này cũng được củng cố bằng chính sách thông tin tốt và minh bạch. Sự ủng hộ của người dân là vô cùng quan trọng để kiềm chế sự lây lan của virus. Các chính sách của chính phủ sẽ thất bại và virus sẽ lây lan nếu người dân phớt lờ.

Theo giáo sư, những bài học nào các nước có thể học của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch bệnh này?

- Việt Nam đã kiểm soát và giám sát những người nhiễm bệnh và nghi ngờ nhiễm bệnh ở các cấp thấp nhất. Các nhà khoa học và bác sĩ Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành nghiên cứu virus và chia sẻ dữ liệu với Tổ chức Y tế Thế giới, các thể chế đa phương và các quốc gia khác. Việt Nam là một nước đang phát triển, nếu có những đóng góp thiết thực này sẽ truyền cảm hứng cho các nước khác noi theo.

- Xin cảm ơn giáo sư!

Ngọc Vân thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất giải pháp thực hiện cách ly xã hội sau ngày 15.4

THEO CHINHPHU.VN |

Sáng 14.4, Nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ thông tin do Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì đã rà lại các kết quả nghiên cứu của Nhóm để giúp Ban Chỉ đạo quốc gia hoàn thiện phương án kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện “cách ly xã hội” theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Dân Hà Nội, Sài Gòn chen chúc trên đường trong ngày cách ly xã hội thứ 14

Hà Phương - Hoài Anh |

Dù thời gian cách ly xã hội vẫn chưa kết thúc, song người dân tại Hà Nội và Sài Gòn vẫn đổ ra đường khiến một số con phố ùn tắc, không đảm bảo an toàn theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Cách ly xã hội đo lường thành công cuộc chiến chống COVID-19 của Việt Nam

Khánh Minh chuyển ngữ |

Ông Adam Sitkoff - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) - tại Hà Nội, trong bài viết riêng cho Lao Động đã nhận xét rằng, biện pháp cách ly xã hội của Việt Nam góp thành công lớn ngăn chặn COVID-19 lây lan.

Arsenal giành 3 điểm trên sân Tottenham

Nhóm PV |

Bàn thắng duy nhất của Gabriel giúp Arsenal thắng trên sân Tottenham ở vòng 4 Premier League tối 15.9.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN động viên, hỗ trợ người lao động tại Tuyên Quang

Lam Thanh |

Sáng 15.9, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Tuyên Quang.

Tin 20h: Có gì bên trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu?

NHÓM PV |

Tin 20h: Cảnh sát cơ động cõng đồ tiếp tế, vượt núi vào vùng sạt lở; Không phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu...

Ngang nhiên rào tôn chắn cửa sổ nhà dân giữa Hà Nội

Minh Hạnh |

Hà Nội - Một nhóm người tự ý rào tôn chắn cửa sổ nhà dân, khiến căn nhà bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, khó cứu nạn, cứu hộ.

Cơn bão mạnh nhất 75 năm sắp đổ bộ Thượng Hải, Trung Quốc

Song Minh |

Bão Bebinca có thể trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc kể từ năm 1949.