Gạo Việt vào EU: Khe cửa hẹp từ EVFTA?

Thiên Bình |

Hiện nay, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU còn đang rất khiêm tốn đối với một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới như Việt Nam.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn đang ở mức thấp, đạt khoảng 20.000 tấn, trị giá đạt 10,7 triệu USD năm 2019, trong khi mức tiêu thụ gạo trung bình của EU trong khoảng 2,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

Trong danh mục các thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam không có tên các nước thành viên EU, mà chỉ có Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Philippines, và một số thị trường Châu Phi như Bờ Biển Ngà… Có thể thấy, dù là quốc gia xuất khẩu gạo thứ ba thế giới, nhưng hạt gạo Việt vẫn còn vắng bóng tại EU.

Theo lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, nguyên nhân là Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh tranh được với gạo của các nước khác như Thái Lan, Hoa Kỳ, Úc được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan lớn và các nước kém phát triển như Lào, Campuchia, Myanma được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.

Về nguyên tắc, Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu gạo sang EU, nhưng do thuế suất nhập khẩu gạo vào EU cao nên sẽ không cạnh tranh. Cụ thể, thóc là 211 EUR/tấn, gạo lứt là 65 EUR/tấn, gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ là 175 EUR/kg, gạo tấm là 65EUR/kg.

"Hiệp định EVFTA mở ra một ô cửa nhỏ, khi dành lượng hạn ngạch thuế quan 80.000 tấn mỗi năm, lượng gạo trong phạm vi này được hưởng thuế suất 0%, tức là dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan. Việt Nam không phân bổ hạn ngạch trên, mà EU phân bổ cho các doanh nghiệp nhập khẩu bên phía họ", ông Hải cho biết.

Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần tìm, liên hệ doanh nghiệp EU nào được nhập khẩu gạo có hạn ngạch để giao dịch, chào bán cho họ. Riêng với gạo thơm, EVFTA yêu cầu phải có thêm xác nhận của chính quyền Việt Nam. Điều này làm phát sinh thêm một thủ tục hành chính, mà đã thủ tục hành chính thì phải quy định ở mức Nghị định. Do vậy, hiện nay Bộ NNPTNT đang gấp rút hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định này.

Các doanh nghiệp Việt cũng đang nhìn nhận rất rõ về những thách thức khi gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, bởi đây là thị trường cấp cao đòi hỏi vấn đề chất lượng rất khắt khe không chỉ về vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn gốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, mà hàng loạt vấn đề đi kèm như các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp, vấn đề sử dụng lao động… Chưa kể, thị trường EU vốn đã quen sử dụng gạo của Thái Lan, Campuchia, Myanmar… để vào được EU và có thể “trụ vững”, là những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Hiệp định EVFTA: Tiềm năng xuất hiện nhiều việc làm cho lao động tự do

ANH THƯ |

Navigos Search cho biết, sau khi hiệp định thương mại EVFTA được thông qua và các nước mở cửa biên giới trở lại, tiềm năng sẽ xuất hiện nhiều cơ hội việc làm cho người lao động do các làn sóng đầu tư vào các ngành sản xuất mũi nhọn.

Nông sản Việt có cơ hội tăng trưởng

Phong Nguyễn |

Theo Bộ Công Thương, việc Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ tháng 8.2020, chúng ta đang có cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng Việt Nam mới chiếm thị phần khoảng 2% trong tổng nhập khẩu, dư địa tại thị trường này đang rất lớn. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong ngắn hạn, EVFTA sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 - 3,25%; đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

EVFTA bắt buộc nông sản Việt chuyển sang chế biến sâu, chất lượng cao

Vũ Long |

Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1.8.2020 được đánh giá là  tạo ra các lợi thế cạnh tranh lớn cho các mặt hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt là hàng thuỷ sản và lúa gạo xuất khẩu.

Quy định là khung, việc ký phối hợp sẽ dựa trên thực tế

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 30.9, tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, các đại biểu đã cho ý kiến vào Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Nghịch cảnh của phim Việt dự Oscar

Bình An |

Xưa nay, mỗi bộ phim Việt gửi dự vòng sơ tuyển Oscar ở hạng mục "Phim quốc tế hay nhất" luôn gây tranh cãi.

Trương Mỹ Lan muốn giải tỏa kê biên hàng loạt tài sản

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên xử xét ngày 30.9, Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX giải tỏa tài sản đã bị kê biên để khắc phục hậu quả.

Israel tấn công, 3 lãnh đạo phong trào Palestine thiệt mạng

Song Minh |

Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) cho biết 3 lãnh đạo của tổ chức này thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Hiệp định EVFTA: Tiềm năng xuất hiện nhiều việc làm cho lao động tự do

ANH THƯ |

Navigos Search cho biết, sau khi hiệp định thương mại EVFTA được thông qua và các nước mở cửa biên giới trở lại, tiềm năng sẽ xuất hiện nhiều cơ hội việc làm cho người lao động do các làn sóng đầu tư vào các ngành sản xuất mũi nhọn.

Nông sản Việt có cơ hội tăng trưởng

Phong Nguyễn |

Theo Bộ Công Thương, việc Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ tháng 8.2020, chúng ta đang có cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng Việt Nam mới chiếm thị phần khoảng 2% trong tổng nhập khẩu, dư địa tại thị trường này đang rất lớn. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong ngắn hạn, EVFTA sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 - 3,25%; đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

EVFTA bắt buộc nông sản Việt chuyển sang chế biến sâu, chất lượng cao

Vũ Long |

Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1.8.2020 được đánh giá là  tạo ra các lợi thế cạnh tranh lớn cho các mặt hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt là hàng thuỷ sản và lúa gạo xuất khẩu.