Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đạt mức 16,24 tỉ USD
Ngày 28.7, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20.7, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 16,24 tỉ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể, có 1.627 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 75,5% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt gần 7,94 tỉ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ.
Có 736 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, 1.627 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
Xét theo lĩnh vực, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu trong thu hút vốn ngoại với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,93 tỉ USD, chiếm hơn 67,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,61 tỉ USD. Xem thêm...
Ồ ạt tình trạng rao bán đất ven sông sau khi san lấp, xây công trình "lậu"
Nếu tiếp tục hạ lãi suất, dòng tiền có thể chảy sang lĩnh vực rủi ro
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nguồn lực của doanh nghiệp bị cạn kiệt dẫn tới việc các doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Các ngân hàng cũng không thể tự ý hạ tiêu chuẩn, điều kiện cho vay. Trong khi ngành ngân hàng đang nỗ lực giảm lãi suất giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, thì chính sách tài khóa triển khai rất chậm, thậm chí là còn tăng thu ngân sách.
Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần hạ lãi suất điều hành trong vài tháng nhưng tín dụng trong nền kinh tế vẫn tăng trưởng yếu. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia - cho rằng, thực tế ngân hàng nào cũng muốn cho vay, "mua" vốn về phải "bán" vốn ra. Tuy nhiên, hiện ngân hàng khá khó khăn trong việc tìm kiếm doanh nghiệp tốt, có khả năng trả nợ, xác định được đúng dòng tiền để mở rộng tín dụng.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Công Huân - Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn HDC (chuyên lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản) - cho biết: "Với doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi việc tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn nhất là tài sản đảm bảo. Doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Chúng tôi phải vay tín chấp, vay theo dòng tiền. Đơn hàng xuất khẩu thuỷ sản cực kỳ khó khăn khi giảm 30% so với cùng kỳ năm trước". Xem thêm...
Sau FED, tâm điểm lãi suất hướng đến Nhật Bản
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) được cho sẽ giữ lãi suất ở mức cực thấp.
Ngân hàng Nhật Bản dự kiến sẽ giữ lãi suất ở mức thấp trong cuộc họp tuần này. Tuy nhiên, BOJ vẫn có thể thực hiện những điều chỉnh nhỏ để kéo dài thời hạn của chính sách kiểm soát lợi suất. Chính sách này vốn đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ trong bối cảnh lạm phát kéo dài.
Tờ Nikkei đưa tin, BOJ sẽ duy trì mức trần 0,5% đối với lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm, nhưng vẫn cho phép lãi suất dài hạn tăng trên mức này "ở một mức độ nhất định".
Động thái này nhằm mục đích khắc phục những bất ổn trên thị trường do BOJ mua quá nhiều trái phiếu.
Tỷ giá đồng yên với USD đã tăng lên khoảng 138,83 đơn vị, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm tăng trên mức trần 0,5%. Xem thêm...