Bộ ngành trao đổi lòng vòng, xử lý xong doanh nghiệp đã gần đất xa trời

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An đề nghị cần thay đổi văn hóa “doanh nghiệp phải đi xin, đi chạy”. Những việc gì cần làm để hệ thống doanh nghiệp phát triển thì nên làm ngay, quyết định ngay, bớt các khâu xin ý kiến, trao đổi lòng vòng giữa các cơ quan, bộ ngành, đến khi giải quyết được thì doanh nghiệp “đã gần đất xa trời”.

Giảm lãi suất không quan trọng bằng tiếp cận được vốn

Chiều 31.5, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.

Phát biểu ý kiến, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đề nghị cần phải có những giải pháp cấp bách, thậm chí vượt tiền lệ để cứu nguy, hỗ trợ cho hệ thống doanh nghiệp.

Nước ta luôn xác định hệ thống doanh nghiệp là nền tảng vật chất, động lực cho phát triển nhưng từ các số liệu cho thấy hệ thống doanh nghiệp đang ở giai đoạn thực sự khó khăn.

Đại biểu chỉ ra 4 nút thắt mà doanh nghiệp đang gặp phải đó là: thiếu hụt về đơn hàng, tắc nghẽn dòng vốn; thể chế không đẩy đủ; thủ tục hành chính bủa vây và những rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đại biểu chỉ ra việc doanh nghiệp đang khát về tín dụng nhưng không tiếp cận được vốn. Nếu có tiếp cận được thì rất khó để giải ngân do điều kiện vay về thủ tục.

Đại biểu đánh giá cao trách nhiệm của Chính phủ khi phải dùng cả mệnh lệnh hành chính để yêu cầu giảm lãi suất (mặc dù vẫn cao).

Tuy nhiên, việc giảm lãi suất không quan trọng bằng tiếp cận được vốn và đưa nguồn vốn đó vào sản xuất kinh doanh.

Việc giảm lãi suất và đơn giản điều kiện, thủ tục vay cần thực chất để vốn đến đúng, trúng và trực tiếp đến với doanh nghiệp.

Cùng với tín dụng, cần tiếp tục khơi thông các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu và chứng khoán, đồng thời cần tiếp tục rà soát thể chế, đơn giản thủ tục hành chính một cách thực chất hơn.

Đặc biệt, đại biểu đề nghị cần thay đổi văn hóa “doanh nghiệp phải đi xin, đi chạy”. Chính quyền, nhà quản lý cần thể hiện thái độ “phụng sự doanh nghiệp”, chủ động, thực tâm, thực lòng đến với doanh nghiệp để gỡ khó.

Những việc gì cần làm để hệ thống doanh nghiệp phát triển thì nên làm ngay, quyết định ngay, bớt các khâu xin ý kiến, trao đổi lòng vòng giữa các cơ quan, bộ ngành, đến khi giải quyết được thì doanh nghiệp “đã gần đất xa trời”.

Nghẽn ở đâu thông ở đó, vướng ở đâu gỡ ở đó

Đối với những dự án pháp lý đầy đủ, làm đúng quy trình thì các địa phương cần ký đồng ý để triển khai ngay, tránh việc cứ rà soát mãi mà cả năm không ra đời được dự án nào.

Trong bối cảnh khó khăn, cần bớt các nội dung kiểm tra, thanh tra làm khó doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp phải lao đao giải trình lên xuống.

Với tinh thần đó, các biện pháp gỡ khó cho doanh nghiệp cần thúc đẩy thị trường cả trong và ngoài nước, phải đồng bộ, thống nhất các chính sách tiền tệ và tài khóa, chủ trương xử lý đó là “nghẽn ở đâu thông ở đó, vướng ở đâu gỡ ở đó", ông An nói.

Theo ông An, cần có các giải pháp thực chất, cụ thể để ngăn chặn virus sợ trách nhiệm và bệnh không dám làm. Đối với căn bệnh vô hình này cần có biện pháp cụ thể, cách làm cụ thể và ông cho rằng cần áp dụng cách thức quản trị như của doanh nghiệp, đó là việc khoán sản phẩm, giao định mức, chỉ tiêu, doanh số để các cán bộ, các cấp phải triển khai thực hiện, tránh đùn đẩy.

Cùng với đó cần triệt để áp dụng cơ chế khoán chi thu nhập, ai làm nhiều hưởng nhiều, xây dựng cơ chế thưởng cho người làm việc hiệu quả.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Long An. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Long An. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Cùng nói về vấn đề này, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) phản ánh, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại thị trường giảm, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, số doanh nghiệp phá sản tăng, người lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập, tình hình rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn đang tăng.

Thất nghiệp, thiếu việc làm dẫn đến tình trạng mất an toàn xã hội, gây nguy cơ tăng tỉ lệ tội phạm, vi phạm pháp luật.

Đại biểu cho biết, cử tri, người lao động đang rất mong chờ các quyết sách để giải quyết vấn đề lao động, việc làm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đặc biệt là muốn được tiếp cận với nguồn nhà ở xã hội.

Đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện hơn về vấn đề này, phân tích rõ độ vênh trong các báo cáo của Chính phủ với các số liệu thực tế về tình hình kinh tế, sản xuất công nghiệp, lao động việc làm, theo dõi sát sao, nhìn nhận cầu thị tình hình thực tiễn.

Cần phân tích rõ các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để chủ động, kịp thời đề ra các giải pháp căn cơ, giải quyết hiệu quả tình hình lao động việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội truy vai trò của bảo hiểm y tế khi bệnh nhân phải tự mua thuốc

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi về việc vai trò của bảo hiểm y tế ở đâu trong việc bệnh nhân phải tự chụp chiếu, mua thuốc, mua thiết bị y tế?

Hàng nghìn sai phạm năm 2022, kiến nghị thanh tra toàn diện ngành bảo hiểm

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy cho rằng, không ít tư vấn viên cố tình tư vấn mập mờ, thậm chí là sai lệch về sản phẩm bảo hiểm để nhanh chóng chốt đơn, ký được hợp đồng. Bởi lẽ tỉ lệ hoa hồng tối đa mà tư vấn viên được hưởng lên đến 40% ở năm thứ nhất của hợp đồng.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Trong hôm nay (31.5), Quốc hội tiến hành thảo luận tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Đại biểu Quốc hội truy vai trò của bảo hiểm y tế khi bệnh nhân phải tự mua thuốc

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi về việc vai trò của bảo hiểm y tế ở đâu trong việc bệnh nhân phải tự chụp chiếu, mua thuốc, mua thiết bị y tế?

Hàng nghìn sai phạm năm 2022, kiến nghị thanh tra toàn diện ngành bảo hiểm

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy cho rằng, không ít tư vấn viên cố tình tư vấn mập mờ, thậm chí là sai lệch về sản phẩm bảo hiểm để nhanh chóng chốt đơn, ký được hợp đồng. Bởi lẽ tỉ lệ hoa hồng tối đa mà tư vấn viên được hưởng lên đến 40% ở năm thứ nhất của hợp đồng.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Trong hôm nay (31.5), Quốc hội tiến hành thảo luận tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.