Bổ sung chế tài với hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở

Phạm Đông |

Tại phiên họp thứ 9 (tháng 3.2022), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trên cơ sở ý kiến tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội đã văn bản số 831/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5.2022), Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến như sau:

Một là, về tên gọi và bố cục của dự thảo Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc đổi tên Luật là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Về bố cục, đối với mỗi loại hình thực hiện dân chủ ở cơ sở cần thiết kế thành một chương riêng, trong đó phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình tự, thủ tục thực hiện và tương ứng là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc bảo đảm thực hiện các quyền dân chủ của người dân.

Các điều luật phải cụ thể, chi tiết, rõ cơ chế, cách thức bảo đảm thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Hai là, về phạm vi điều chỉnh gồm thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội; ở tổ chức kinh tế có sử dụng lao động.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu xác định phạm vi “cơ sở” để thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; ở cơ quan, tổ chức, đơn vị; phạm vi “cơ sở” tại tổ chức kinh tế có sử dụng lao động để thực hiện dân chủ.

Đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tính chất đặc thù, đề nghị làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc có điều chỉnh hay không điều chỉnh trong Luật, nếu có thì điều chỉnh ở mức độ nào là phù hợp. Nghiên cứu phương án Luật này quy định các nguyên tắc chung về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội.

Cần nghiên cứu, bổ sung quy định về việc thực hiện dân chủ trong mối quan hệ giữa cơ quan, tổ chức, đơn vị với công dân trong quá trình giải quyết công việc của người dân theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Thiết kế nội dung thực hiện dân chủ ở tổ chức kinh tế có sử dụng lao động thành một chương riêng, trong đó có các quy định chung, quy định nguyên tắc, quy định đặc thù.

Ba là, về cơ chế bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung các quy định về hình thức kiểm tra, giám sát, nội dung kiểm tra, giám sát, hiệu lực và việc thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra, giám sát của người dân; nghiên cứu bổ sung, cụ thể hóa cơ chế “dân thụ hưởng” tại mỗi loại hình thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Bổ sung, làm rõ vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác cũng như cơ chế bảo đảm để các tổ chức chính trị - xã hội này thực hiện vai trò làm nòng cốt, bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Bổ sung chế tài, hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc chậm trễ hoặc không tuân thủ pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Bốn là, về chế định Thanh tra nhân dân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc chuyển các quy định về Thanh tra nhân dân từ Luật Thanh tra sang quy định trong Luật này.

Đề nghị Chính phủ đánh giá, tổng kết đầy đủ việc thực hiện chế định Thanh tra nhân dân theo Luật Thanh tra hiện hành, trên cơ sở đó tiếp tục kế thừa những quy định còn phù hợp, chỉ rõ những bất cập, hạn chế để sửa đổi, bổ sung và quy định trong dự thảo Luật này...

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Luật hoá việc khen thưởng xứng đáng cán bộ sáng tạo, dám nghĩ, dám làm

Phạm Đông |

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa cho rằng, trong bối cảnh một số cán bộ đảng viên đang có dấu hiệu “chùng xuống”, không dám làm gì, cần khen thưởng xứng đáng cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Thế nào là lợi dụng các quyền tự do dân chủ?

Nam Dương |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam với bà Nguyễn Phương Hằng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam - về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách thực chất, hiệu quả

Phạm Đông |

“Yêu cầu phải có văn bản luật để thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách thực chất, hiệu quả, đi vào cuộc sống, tránh hình thức, phô trương” - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.