Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đâu cũng cần nhưng cái bánh ngân sách có vậy thôi

Hùng - Trung - Nguyên |

Giai đoạn 2016 đến nay đang tập trung xử lý các vấn đề do giai đoạn 2011 - 2015 để lại, trong đó có việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ ứng trước. Từ 2016 đến nay chỉ khởi công hơn 400 dự án. Kiên quyết sẽ dần dần cắt bỏ tình trạng xin - cho.

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại hội trường Quốc hội (QH) chiều 29.10.

Xử lý hệ luỵ từ nhiệm kỳ trước 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, trước khi thực hiện Luật Đầu tư công đã để lại hệ quả rất lớn, đó là phân tán, dàn trải, quyết định đầu tư các dự án hết sức tuỳ tiện. Quyết định đầu tư nhưng không biết có tiền hay không, có bao nhiêu, cứ quyết định đầu tư sau đó mới tạo áp lực đi xin vốn, không xin được vốn thì xin ứng trước, rồi kéo dài, rồi nợ đọng… Giai đoạn 2016 - 2020 phải tập trung xử lý những hệ luỵ này mà việc ban hành Luật Đầu tư công là để xử lý.

Theo Bộ trưởng, giai đoạn 2011 - 2015 khởi công thực hiện 21.000 dự án nhưng trong kế hoạch 2016 - 2020 giảm chỉ còn 9.620 dự án, tức là giảm hơn một nửa. Trong 9.620 dự án của giai đoạn 2016 - 2020 đó, có hơn 8.000 dự án là của giai đoạn 2011 - 2015 chuyển tiếp. Tất cả các dự án khởi công mới từ ngân sách trung ương chỉ còn 412 dự án với số vốn hạn hẹp. 

Tập trung trả nợ xây dựng cơ bản hết 9.000 tỉ, trả nợ ứng trước kế hoạch từ trước hơn 50.000 tỉ. Như vậy, giai đoạn từ 2016 chỉ khởi công mới rất hạn hẹp.

Theo Bộ trưởng, sở dĩ chưa có dư địa thực hiện các dự án dở dang là vì vậy.

Cũng theo Bộ trưởng, từ khi thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công, ý thức chấp hành tốt hơn. Trước đây không cần biết vốn ở đâu, cứ đi xin, lập dự án rồi tính tiền sau, rồi xin - cho. Bây giờ không có thể tuỳ tiện nữa.

Không còn tình trạng xin - cho

Về thực hiện kế hoạch 5 năm (2016 - 2020), trước kia là hằng năm nên có tình trạng ăn đong, xin - cho; nay làm kế hoạch 5 năm cộng với hằng năm để tổ chức hiệu quả nhất, làm dự án nào thực hiện rốt ráo dự án đó. 

Luật Đầu tư công xác định có vốn mới xác định dự án, không còn chuyện lập dự án không biết vốn ở đâu “không biết có bao nhiêu tiền”. Các bộ, ngành giờ chủ động biết số tiền còn bao nhiêu, giảm xin - cho. 

Tuy nhiên, khi thực hiện như vậy, nhược điểm là ban hành kèm danh mục đầu tư, vì vậy khi bổ sung kế hoạch 5 năm phải trình Quốc hội rất phức tạp, tính linh hoạt khó hơn. 

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đồng tình với ý kiến phát biểu của đa số đại biểu khi cho rằng, nguồn lực, nhu cầu đầu tư phát triển đất nước lớn nhưng khả năng ngân sách có hạn, ODA đang giảm dần, huy động từ nguồn lực xã hội khó.

"Trong khi đó, đâu cũng cần, nhưng cái bánh ngân sách có vậy thôi, do đó không thể đáp ứng được. Trong khi đó, chúng ta vẫn phải đảm bảo an toàn bội chi không quá 2 triệu tỉ đồng trong khi phải xử lý số dư nợ từ nhiệm kỳ trước, vì vậy Chính phủ phải đề nghị dùng ngân sách dự phòng là như vậy" - Bộ trưởng nói. 

Về việc giao vốn chậm, nhiều lần, Bộ trưởng lý giải do QH mới giao 2 năm, lần đầu tiên thực hiện Luật Đầu tư công, phải thực hiện thêm các thủ tục nên càng khó hơn. Vì quy định đủ thủ tục nên bộ này chờ bộ kia, nếu chưa đủ thì Chính phủ không thể duyệt. Như Bộ Giao thông Vận tải được giao nhiều dự án, nhiều tiền nhưng không thể tiêu vì vướng thủ tục.

Trách nhiệm của các địa phương, các bộ ngành cũng phải xem lại trách nhiệm giao vốn và giải ngân vốn với các địa phương thực hiện, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. 

Hùng - Trung - Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu QH Nguyễn Thị Mai Hoa: Coi ngân sách như tiền chùa nên tha hồ lễ lạt, hội hè

Hùng - Trung - Nguyên |

Phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 29.10 về thu chi ngân sách, nhiều ĐBQH cho rằng, dù tình trạng coi ngân sách như tiền chùa nên lãng phí trong chi tiêu đã được chỉ ra từ lâu nhưng vẫn chưa được khắc phục. Điều này gây khó khăn, sức ép lên ngân sách.

Thu thêm lợi nhuận từ Viettel và PVN: Ngân sách Nhà nước có thêm hàng chục nghìn tỉ đồng

ĐỨC THÀNH |

Uỷ ban Tài chính Ngân sách mới cho biết nhất trí với đề nghị của Chính phủ từ năm 2019 đưa 32% tiền lãi dầu khí của nước chủ nhà (trước đó đầu tư trở lại cho PVN) và 30% lợi nhuận sau thuế của Viettel vào ngân sách Trung ương. Như vậy, mỗi năm Ngân sách Nhà nước (NSNN) có thể thu về thêm hàng chục nghìn tỉ đồng.

Đem tiền ngân sách ra “phơi nắng”

CAO VĂN HUÂN |

TP Hồ Chí Minh đã đầu tư tới 40 triệu USD (hơn 800 tỉ đồng) để xây Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố, nằm kế bên khu đất dự kiến xây nhà hát 1.500 tỉ đồng. Công trình dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2015 nhưng đã bị chậm tiến độ tới 4 năm, đi kèm với sự dang dở này là sự xuống cấp và hoang tàn.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.